Cuộc cách mạng trong phát triển làng nghề Việt- Hộ  Chiếu số

Cuộc cách mạng trong phát triển làng nghề Việt- Hộ Chiếu số

Thứ hai, 29/12/2014 20:47:07

 

Hộ chiếu số - Cuộc cách mạng trong phát triển làng nghề Việt

Ngày: 28/12/2014

(TBDN) - Ngày 26/12, tại tòa tháp Ngôi sao (Cầu Giấy, Hà Nội), Quỹ Văn hóa Hà Nội (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Công ty cổ phần tiếp thị Làn Sóng Mới

 

Tổ chức tọa đàm: "Ứng dụng công nghệ số để tôn vinh nghệ nhân, tiếp thị văn hóa, du lịch, sản phẩm làng nghề Hà Nội, Bắc Ninh năm 2015”Đây là buổi tọa đàm thứ hai, nằm trong hoạt động triển khai các bước của Dự án 1102, được xây dựng trên cở sở hưởng ứng thực hiện Quyết định 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020.

Tham dự buổi tọa đàm có: Ông Nguyễn Khắc Lợi - Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, ông Vũ Phương – Phó Giám đốc Quỹ Văn hóa Hà Nội, ông Lưu Duy Dần – Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Trung Thành – Tổng Giám đốc công ty cổ phần tiếp thị Làn Sóng Mới cùng các nghệ nhân đại diện cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội và Bắc Ninh.

Ông Nguyễn Khắc Lợi – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm

Dự án nhằm tạo lập một nền tảng truyền thông, marketing, tiếp thị, thương mại điện tử... hướng đến việc xây dựng, khẳng định thương hiệu số, nhân hiệu số cho các làng nghề, nghệ nhân của Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu.

Ông Phạm Hồng Vinh - nghệ nhân làng nghề kính mỹ nghệ bên sản phẩm của mình

Các nghệ nhân sẽ nhận được tài trợ về “Các giải pháp tiếp thị số” và sự cam kết hợp tác phát triển của dự án. Hội đồng thẩm định của dự án sẽ đánh giá, kiểm định, chứng nhận và “khai sinh” cho các tác phẩm của nghệ nhân làng nghề trước khi tiến hành các công đoạn phân loại, marketing, tiếp thị, mua bán online sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc chiến lược Công ty cổ phần tiếp thị Làn Sóng Mới trình bày nội dung Dự án 1102

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Đỗ Quang Hùng - nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội) chia sẻ: “Chúng tôi rất hoan nghênh dự án này, tin tưởng đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để giới thiệu nhanh chóng sản phẩm tới khách hàng trong và ngoài nước. Chúng tôi sẽ cố gắng bảo đảm tính kỹ, mỹ thuật cũng như tiến độ đúng như giới thiệu trên không gian số để giữ uy tín của làng nghề với khách hàng”.

Ông Đỗ Quang Hùng – nghệ nhân làng lụa Vạn Phúc chia sẻ về việc phát triển làng nghề

Theo kế hoạch của dự án, “Hộ chiếu số” sẽ là sự tích hợp của giấy khai sinh, mã sản phẩm, giấy thông hành… để cấp cho mỗi sản phẩm của làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam, tạo thuận lợi trong quá trình thương mại toàn cầu. Đây là một trong nhiều ứng dụng công nghệ của Dự án 1102 nhằm tôn vinh nghệ nhân, tiếp thị văn hóa và sản phẩm của làng nghề; đồng thời cũng là một bước tiến lớn để nhân dân, khách hàng tiếp cận thông tin, hiểu thêm về các giá trị văn hóa của các làng nghề, tiến tới phát triển đồng bộ các hình thức du lịch, dịch vụ tại các làng nghề ở Việt Nam.

Các nghệ nhân tham gia hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Sự hợp tác giữa Dự án 1102 với các chuyên gia hàng đầu và các làng nghề Hà Nội, Bắc Ninh sẽ tạo ra một làn sóng mới, một cuộc cách mạng mới đưa các sản phẩm của các nghệ nhân dễ dàng tiếp cận với thị trường, đồng thời khẳng định được giá trị của các nghệ nhân – những “báu vật nhân văn quốc gia”.

Tin, ảnh: Nguyễn Minh

Viết bình luận:

 
vinhcobaartglass vinhcobaartglass