Muốn phục chế tranh gương phải tìm đến vinhcoba

Muốn phục chế tranh gương phải tìm đến vinhcoba

 

Vinhcoba đã từng một thời làm tranh gương: tráng pha ra phin nóng chảy lên mặt kính - dùng bút sừng khắc tranh lên theo bản can vẽ ở dưới . nhỏ a xít HF loãn khoảng 10 phút . dùng nước nóng rửa sạch, tráng gương. - cạo bỏ phần gương soi, vẽ mầu tranh dạng sơn dầu .

Độc đáo tranh gương cung đình Huế
08:39 | 03/03/2014

Trong kho tàng di sản vật thể và phi vật thể mà triều đình nhà Nguyễn để lại, tranh gương là một dạng di sản khá đặc biệt, vừa mang tính vật thể, lại vừa phi vật thể và được đánh giá là loại hình mỹ thuật mang bản sắc riêng của Huế bởi xuất xứ, cách thể hiện cùng chất liệu độc đáo của chúng. Có giá trị về mặt mỹ thuật cũng như lịch sử, thế nhưng hiện nay, di sản này đang đối mặt với nguy cơ thất truyền khi số lượng tranh hư hỏng rất lớn mà việc phục hồi lại gặp nhiều khó khăn. 

Độc đáo tranh gương cung đình Huế
 

Trong không gian của điện Long An – ngôi điện trưng bày nhiều báu vật của triều Nguyễn như: Trấn phong bằng gỗ, Kiệu, Long sàng của vua Khải Định, Quả cầu Cửu long...những bức tranh gương được đóng trong những khung gỗ chạm, thếp vàng khá cầu kỳ, treo trên hàng cột tại không gian nối giữa chính điện và tiền điện vẫn thu hút được nhiều người xem bởi sự độc đáo của chúng. 6 bức tranh đều là thơ ngự chế, về những cảnh đẹp như Vĩnh Thiệu Phương Văn  (truyền mãi hương thơm) ngợi ca cảnh đẹp của vườn Thiệu Phương, Khúc Chiểu Hà Huyên (khúc hát của sen), là vẻ đẹp của hoa sen hồ Tịnh Tâm ...

Hiện Trung tâm BTDTCĐ Huế đang lưu giữ khoảng 100 bức tranh gương, tất cả đều là sản phẩm của triều Nguyễn để lại. Cùng với điện Long An, tranh gương còn được treo tại Cung Diên Thọ, lăng tẩm một số vị vua hay đang được cất giữ trong kho hiện vật. Theo TS, Họa sĩ Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường ĐH Nghệ thuật Huế, chất liệu để vẽ loại tranh này là bột màu pha keo, hoặc sơn, được vẽ hoặc khảm xà cừ vào mặt sau của gương theo kiểu vẽ âm bản để nhìn mặt trước thành dương bản. Tiến sĩ Bình nhận định: “Kỹ thuật vẽ ngược chiều  đòi hỏi họa sĩ,  nghệ nhân phải hết sức tài hoa, khéo léo và có trí tưởng tượng cực kỳ phong phú  mới có thể thực hiện được. Do kỹ thuật phức tạp, sự tư duy về mặt hình tượng là rất riêng. Người vẽ phải tưởng tượng phía bên kia ( mặt trái)  để nhìn xuyên từ  kính qua (mặt phải)  đòi hỏi dự phối hợp giữa tư duy, kỹ thuật, chất liệu và đặc trưng phản ánh. Do vậy mà trong từng đường nét cũng phải tính toán là nét trên hay nét dưới, độ đậm như thế nào, từng mảng màu chồng, phối hợp như thế nào để tạo ra hiệu quả của cách nhìn. Bố cục, không gian, tả về chiều sâu cũng cũng phải như vậy. Tất cả tạo nên nét riêng, độc đáo và cực kỳ tinh tế của tranh gương và đó cũng chính là những đặc trưng mà không có loại hình mỹ thuật nào của Huế có được.”

                           Tranh gương tại điện Hòa Khiêm (Lăng Tự Đức)

Chủ đề của tranh gương cung đình Huế về cơ bản có ba loại chính. Loại tranh cao cấp “thi họa” hay tranh thơ ngự chế chủ yếu mô tả và ca ngợi 20 cảnh đẹp được vua Thiệu Trị xếp hạng, tranh minh họa các bài thơ đề vịnh các mùa trong năm, vịnh các cảnh mà vua bất chợt tức cảnh đề thi...Loại tranh thứ hai không đề thơ nhưng có đề rõ chủ đề là loại tranh minh họa cho các điển tích trong lịch sử Trung Hoa và loại tranh thứ ba là tranh vẽ tĩnh vật. Với người thưởng lãm hay du khách, những bức tranh này có thể chỉ đơn thuần là cảnh đẹp của thiên nhiên, của non nước hữu tình, nhưng với những nhà nghiên cứu, bên cạnh giá trị nghệ thuật, mỗi bức tranh gương, nhất là tranh đề vịnh 20 cảnh đẹp và tiểu cảnh chính là cứ liệu lịch sử quan trọng để phục dựng, trùng tu các di tích có liên quan. Đề cập đến giá trị lịch sử của tranh gương, TS Phan Thanh Hải GĐ Trung tâm BTDTCĐ Huế khẳng định: “Với chúng tôi loại tranh gương có giá trị lịch sử rất lớn bên cạnh giá trị nghệ thuật, nhất là bộ Thần kinh nhị thập cảnh  vịnh  20 cảnh đẹp của đất thần kinh hay một số thắng cảnh của cố đô Huế ngoài những cảnh chính còn được vẽ rất nhiều tiểu cảnh nổi tiếng như bộ tranh vẽ các cảnh của vườn Cơ Hạ hay vẽ về các cảnh của hồ Tịnh Tâm. Việc nghiên cứu phục hồi các di sản văn hóa, đặc biệt với các vườn thượng uyển, các danh thắng nổi tiếng của cố đô Huế phải căn cứ vào rất nhiều nguồn tư liệu. Tư liệu về tranh gương hết sức quý vì nó phản ánh rất trực quan, sinh động phong cảnh đúng của triều Nguyễn khi xưa mà đã được thể hiện  trước hết là bởi các họa sĩ, các nghệ nhân của Bộ Công của  triều Nguyễn và sau đó được các họa sĩ Trung Hoa thể hiện trên tranh gương.”

Có giá trị về mặt mỹ thuật cũng như lịch sử, thế nhưng hiện nay di sản này đang đối mặt với nguy cơ thất truyền. Theo TS Phan Thanh Hải, hiện trong số 100 bức tranh mà TTBTDTCĐ Huế có được thì trên 50% đã bị hư hỏng theo từng cấp độ. Trong nỗ lực bước đầu, đơn vị đã phục chế một số bức tranh bị xuống cấp để tái trưng bày, nhưng kết quả chưa được như mong đợi. Còn theo TS Phan Thanh Bình, chính sự độc đáo trong cách vẽ cùng nguồn gốc xuất xứ của tranh gương là do nhà Nguyễn đặt hàng từ vùng Hoa Nam, Trung Quốc nên kỹ thuật vẽ tranh đến nay đã bị thất truyền. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải có sự đầu tư nghiên cứu nhằm phục hồi cả kỹ thuật phục chế tôn tạo loại tranh này. Việc này tuy rất khó nhưng vẫn có triển vọng bởi ngày nay sự giao lưu giữa nước ta với vùng Hoa Nam Trung Quốc đã dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, trên đất Huế đến nay vẫn còn tồn tại một số cơ sở làm tranh gương dân gian nên việc nghiên cứu nguồn gốc và kỹ thuật làm tranh gương tại các cơ sở này có thể đưa lại nhiều gợi ý hay cho việc bảo tồn và phục hồi công nghệ làm tranh gương cung đình.

 

Viết bình luận:

 
vinhcobaartglass vinhcobaartglass