Tranh Kính Điêu Khắc Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn ĐỒ

Tranh Kính Điêu Khắc Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn ĐỒ

Bức Họa Trúc Lâm Đại Sĩ Xuất Sơn ĐỒ là bức họa nổi tiếng trong lịch sử họa lại cảnh  Thượng Hoàng Trần Nhân Tông Xuất Sơn.Đã Được Nghệ Nhân Phạm Hồng Vinh chuyển thể điêu khắc trên Tranh Kính. CÓ thể nói đây là chuỗi tranh kính điêu khắc lập kỷ lục vì có chiều dài nhất từ trước tới nay.Đặc biệt chuỗi Tranh được thể hiện trên chất liệu kính an toàn chịu lực .và được bảo hành điêu khắc trọn đời.

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ (chữ Hán: 竹林大士出山圖) là nhan đề một bức trường quyển họa được cho là củahọa sư Trần Giám Như. Nhưng dựa vào giám định của bảo tàng Liêu Ninh, được đề cập trong cuốn "Ngàn năm áo mũ", thì chắc chắn bức tranh không phải do Trần Giám Như thực hiện[2]. Tác phẩm là họa phẩm tranh thủy mặc kết hợp nghệ thuật thư pháp đặc sắc, nó miêu tả cảnh Trúc Lâm đại sĩ (tức Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du.[Note 1] Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ được vẽ trên một trường quyển (长卷) có kích thước 961×28 cm.

Năm 1922, bức thư họa được hoàng đế Phổ Nghi bí mật đưa ra ngoài và lưu lạc cho đến năm 1949 mới được đem về cất giữ tại Bảo tàng Liêu Ninh, thành phố Thẩm Dương. Cho đến trước tháng 4 năm 2012 những gì được biết về bức thư họa vẫn chỉ là những lời miêu tả, ghi chép trên văn bản.[1] Vào tháng 4 năm 2012, trong một cuộc đấu giá, bản phục chế của bức thư họa được bán với giá 1,8 triệu đô la Mỹ.[1]

Với diện tích 316×28 cm của bức tranh, họa sĩ bức tranh đã vẽ tổng cộng 82 người: 61 người phía ở phía Trần Anh Tông ra đón, được chia làm 2 nhóm: Nhóm rước kiệu, tất cả đều đi chân đất và nhóm Vua quan, gồm 5 quan văn và 2 quan võ đứng trước vua. Bức tranh mô tả không gian với mây, núi, sông, cây cổ thủ xen lẫn cây cỏ dại ven đường. Màu sắc đen trắng của thủy mặc, giãn cùng các điểm nhấn là con người, những cây tùng cổ thụ, núi và mây tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ về không gian và thời gian. Ngườivoingựatrâu, hạc cùng võng lọng, ngai, nghi trượng tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh về bố cục của bức tranh. Từ núi ra có 21 người gồmTrần Nhân Tông, đạo sĩ Lâm thời Vũ. 5 tăng nhân ngoại quốc với đặc trưng về dị tộc rất đặc thù của người Nam Á rất có thể đây là tăng nhân Ấn Độ, tay cầm tích trượng, bình bát, kinh quyển. 8 đệ tử của Nhân Tông và 6 người khiêng kiệu đều có mày dài, có râu, tai to, tay lần tràng hạt.[3]

Các lời bình về bức tranh được thực hiện vào khoảng năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420). Bao gồm Triện phía đầu tranh và các bài bạt tựa phía sau tranh. Dưới đây là đoạn trích từ lời bình trên bức tranh của tiến sĩ Dư Đỉnh đời nhà Minh:

 

 

Viết bình luận:

 
vinhcobaartglass vinhcobaartglass