Lâu Đài Tình Ái
"Đệ nhất nghệ nhân" vẽ tranh trên kính Thứ sáu, 12/10/2012 16:28 Qua bàn tay tài hoa của ông, những tấm kính thông thường như được thổi hồn, kết hợp các mảng khối, màu sắc tạo ra nghệ thuật độc đáo. Qua bàn tay tài hoa của ông, những tấm kính thông thường như được thổi hồn, kết hợp các mảng khối, màu sắc tạo ra nghệ thuật độc đáo. Với một nghề rất mới tại Việt Nam là khắc tranh trên kính, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh (biệt danh là "Vinh côba") đã tạo dựng được thương hiệu riêng trong lòng công chúng...
"Đệ nhất nghệ nhân" vẽ tranh trên kính
Qua bàn tay tài hoa của ông, những tấm kính thông thường như được thổi hồn, kết hợp các mảng khối, màu sắc tạo ra nghệ thuật độc đáo.
Qua bàn tay tài hoa của ông, những tấm kính thông thường như được thổi hồn, kết hợp các mảng khối, màu sắc tạo ra nghệ thuật độc đáo.
Với một nghề rất mới tại Việt Nam là khắc tranh trên kính, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh (biệt danh là "Vinh côba") đã tạo dựng được thương hiệu riêng trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Từ những sáng tạo của mình, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã thổi vào những tấm kính vô tri vô giác một cái nhìn mới, đầy cảm xúc...
Từ thương hiệu "Vinh côba"
Với một cửa hàng showroom lớn nằm trên phố Lý Thường Kiệt (Hà Đông, Hà Nội) và xưởng sản xuất tranh kính nghệ thuật ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội), thương hiệu "Vinh côba" là một địa chỉ tin cậy cho khách hàng thích dòng tranh độc và lạ. Không chỉ khách hàng trong nước mà nhiều khách nước ngoài cũng thích thú với những bức tranh trên kính mang đậm văn hóa Việt Nam.
Bắt đầu nghề tranh kính điêu khắc sau khi đã nếm đủ thất bại trong kinh doanh, sau 5 năm làm trọng tài kinh tế tỉnh Hà Sơn Bình (cũ), ông xin nghỉ để đi học nghề gốm sứ. Năm 1988, Công ty sứ Hoàng Hải bị phá sản, ông bắt tay làm đá mài kính đầu tiên tại Việt Nam và rồi lại tiếp tục thất bại. Tuy nhiên, lần thất bại này lại chính là bước ngoặt giúp nghệ nhân Phạm Hồng Vinh gắn bó với nghiệp tranh kính điêu khắc.
Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh cho biết: Sau 6 năm miệt mài nghiên cứu, sáng tạo, bức tranh kính điêu khắc trên khổ 1m2 đã được ra đời. Ông cho biết, hiện nay thương hiệu "Vinh côba" đã được nhiều người biết đến gắn liền với nghệ thuật làm tranh trên kính.
Ông kể, cái tên "Vinh côba" bắt đầu từ thập kỷ 90, đó cũng là lúc vợ ông sinh cô con gái thứ hai trong nhà. Theo cách gọi của người miền Nam thì chị cả trong nhà được gọi là cô hai, tiếp theo là cô ba, cô tư vì vậy ông đã gắn tên mình với cô con gái vừa mới chào đời để đánh dấu bước khởi nghiệp làm tranh kính cho mình.
Tranh kính của nghệ nhân "Vinh côba" đã hạn chế được những nhược điểm của tranh kính châu Âu với khổ lớn, khả năng chịu lực và độ an toàn cao cũng như tính nổi trội khi áp dụng vào các công trình xây dựng.
Kỷ niệm vẽ chân dung nguyên Phó Chủ tịch nước
Sống với nghề, trăn trở với nghề, dù có nhiều vất vả nhưng chưa lúc nào nghệ nhân "Vinh côba" hết đam mê với nghề làm tranh trên những tấm kính. Ông nhớ mãi là bức chân dung của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình do chính tay ông làm. Đó là vào năm 2008, sau khi tham quan triển lãm vẽ tranh kính và rất thích thú với nghệ thuật mới này, em trai bà Nguyễn Thị Bình là ông Nguyễn Đồng Hải đã đặt nghệ nhân "Vinh côba" làm bức chân dung chị mình trên kính để tặng sinh nhật 80 tuổi của chị mình.
Nhận được lời yêu cầu vẽ này, ông nhanh chóng vẽ phác họa chân dung nguyên Phó Chủ tịch nước, sau đó đưa lên máy tính để vẽ corel. Sau khi có những nét vẽ chân thực, ông phun cát lên từng chi tiết trong tranh, sau đó mài độ nông sâu cho các nét vẽ ấy. Nghệ nhân "Vinh côba" cho biết, sau khi phun cát và tạo màu cho các bức tranh, ông đã kiên trì phối màu cho từng nét vẽ, để cho từng chi tiết hiện lên sắc nét. Và đây cũng là một vinh dự trong cuộc đời vẽ tranh của ông.
Khi việc sáng tác tranh kính ứng dụng trong nội và ngoại thất xây dựng đã dần đi vào ổn định, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh dành nhiều thời gian hơn cho việc phát triển ý tưởng của mình. Tranh kính điêu khắc của ông không dừng lại ở việc khắc họa những chi tiết trên bề mặt kính mà còn khắc họa những nét văn hóa, nghệ thuật cổ truyền của dân tộc. Để làm được những tác phẩm đầy công phu này, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã phải nghiên cứu nhiều kiến thức lịch sử, văn hóa Việt Nam. Theo ông, việc tìm hiểu kỹ những kiến thức lịch sử, văn hóa sẽ giúp các tác phẩm của ông sống động hơn rất nhiều.
TheoLạc Thành
Người đưa tin
Với mong muốn mang lại sự hài lòng cho quý khách khi mua hàng, chúng tôi có những quy định trong vận chuyển, nhằm đảm bảo rằng những sản phẩm quý khách mua là sản phẩm mà vừa ý nhất.
1- Vận chuyển miễn phí tới chân công trình ,trong nội thành Hà Nội. 2- - Thanh toán bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản. - Bên A tạm ứng 50% giá trị tranh kính, ngay sau khi ký hợp đồng. - Bên A thanh toán toàn bộ số tiền còn lại trong vòng 3 ngày sau khi nhận bàn giao. 3. Trường hợp không tồn tại người nhận tại địa chỉ yêu cầu: đơn hàng sẽ được hủy và không được hoàn lại thanh toán. 4-. Chúng tôi không vận chuyển sản phẩm đến các khu vực nguy hiểm, các khu vực cấm…