Hà Nội tự hào có một Vinh Coba

Hà Nội tự hào có một Vinh Coba

Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh, thường gọi là Vinh Coba. Từ nhỏ Vinh Coba đã yêu thích hội hoạ và nghiên cứu các công nghệ về Silicats. Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội năm 1984, anh về làm Trọng Tài Kinh tế tỉnh Hà Sơn Bình. Công tác được 5 năm, Vinh Coba nghỉ theo nghị định 76 /HĐCP và theo học nghệ nhân bàn tay vàng nghề sứ cao cấp Bùi Văn Phú. Đến cuối năm 1989, anh về nhà chế tạo đá mài kính đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó, anh bắt đầu chế tạo máy mài kính, mở xưởng mài gương kính, tủ ly, tủ đứng cung cấp cho 8 đại lý phân phối toàn quốc.

Từ năm 1991 đến 1992, Vinh Coba nghiên cứu và áp dụng đưa vào sản xuất thêm nhiều công nghệ như: Phun cát sản xuất kính mờ, hoá mờ, hoá trong, gluchip uốn, dán, khoan ống... Các sản phẩm độc quyền thị trường Việt nam mang thương Hiệu Vinh Coba ra đời từ đó. Thời gian này, các sản phẩm, tác phẩm của Vinh Coba là kính mờ, gương tủ đứng chùm nho, đèn lồng, chim công..., gia công làm mờ hàng vạn bóng lốp cho nhà mày thuỷ tinh Hà Nội, hàng ngàn chiếc bảng kính viết ít bụi cho Bộ Đại học và trung học, hơn 500 mẫu gương nhà tắm, đặc biệt là gương Halozen chống mờ hơi nước.

Hai lần thi sản sản phẩm tại Triển lãm Quốc tế Vietbuild, Vinh Coba đoạt hai cúp vàng và bốn huy chương vàng cho các tác phẩm. Đến năm 2008, Vinh Coba nghiên cứu thành công công nghệ kính điêu khắc cường lực và sử dụng màu men gốm (Ceramic). Sau hai năm, Vinh Coba đã đưa công nghệ gia công bề mặt kính (tự nghiên cứu được) tạo lên những bức tranh siêu bền thay thế cho các loại tranh kính châu âu với giá thành rẻ gấp 10 lần.

Năm 2011, Vinh Coba gửi hồ sơ lên Cục Sở hữu trí tuệ và đựơc Cấp bằng sáng chế tranh kính: Số 10444 ngày 8/8/2011-02069. Các tác phẩm Vinh Coba sáng tác thời gian này vô cùng phong phú ứng dụng nhiều trong các lĩnh vự kiến trúc xây dựng như: Cầu kính, trần kính, mái kính vách kính, cửa kính, sàn kính, đĩa kính, đèn kính... Nhiều tác phẩm văn hoá Vinh Coba sáng tác như: Hát xẩm, Trống đồng, Tháp rùa, Áo dài, Chử Đồng Tử, Về nguồn... được đưa vào tranh kính và trưng bày, trao tặng cho các khu di tích lịch sử.

Trong 34 Năm vừa làm vừa nghiên cứu sáng tác, hàng ngàn các tác phẩm kính nghệ thuật siêu bền ra đời, phần lớn mang đặc trưng văn hoá Việt như: trần kính Thạp Đồng Đào thịnh, Lý Công Uẩn dời đô, Rồng nhà Lý, các tác phẩm Mandala Tranh Thang Ka, hàng trăm biểu tượng Phật giáo cho hơn chục ngôi chùa lớn. Nét đặc biệt của tranh kính Vinh Coba là nghệ thuật vẽ ngược nhìn được cả hai mặt kính, đẹp hơn khi có ánh sáng xuyên qua. Vinh Coba đã thiết kế và trực tiếp vẽ các khâu khó nhất của hàng ngàn bức tranh cho hàng trăm nhà thờ Công giáo.

Năm 2023, Vinh Coba dự thi sáng chế công nghệ tranh kính tại cộng hoà Liên bang Nga, đoạt Huy chương vàng Achimet và trở thành nhà sáng chế Quốc tế. Sau sự kiện này, Vinh Coba đã thuyết phục được chủ tịch Hiệp Hội UNESCO Việt Nam cấp Bằng Bảo trợ nghề kính nghệ thuật Vinh Coba. Đây là thành công lớn nhất mà Vinh Coba đã đạt được, khẳng định với thế giới một nghề mới của Việt Nam mà chưa một quốc gia nào dám nhận.

Trong hồ sơ dự thi Vinh Coba có trình bày quy trình chế tác kính nghệ thuật Vinh Coba, các ứng dụng mỹ thuật vào các tác phẩm đã thực hiện, tính hiệu quả, tính kinh tế, tính mới... để thuyết phục Hội đồng. Với 18 mảng ứng dụng trong đó có hình ảnh các tác phẩm Phật giáo, Công giá, văn hoá lịch sử, công trình kiến trúc, xây dựng, quà tặng, đồ gia dụng, biểu tượng nơi công viên, di tích lịch sử...

Là nhà sáng lập nghề mới của Việt Nam có đầy đủ tính pháp lý, tính nhân văn ,Vinh Coba tự hào là người con ưu tú đất Hà Thành ngàn năm văn hiến. Nghề kính nghệ thuật Vinh Coba là trong một dòng chảy phát triển kính nghệ thuật thế giới. Nó đủ yếu tố kế thừa và phát triển, có tính ưu việt và cần đòi hỏi những yếu tố khoa học kỹ thật cao hơn để thực sự là kính nghệ thuật thời đại 5.0.


Để được công nhận vào hàng ngũ nhà sáng nghiệp công nhận nghề kính nghệ thuật Vinh Coba là văn hoá nghề phi vật thể thì đương nhiên những tác phẩm của Vinh Coba đang hiện hữu trên các công trình kiến trúc lớn, các món quà ý nghĩa dành tặng lãnh đạo Bộ, Sở, ngành. Những chiếc đèn nghệ thuật khổng lồ, những chiếc khánh lớn dóng lên âm vang linh thiêng cho Phó chủ tịch quốc Hội hành lễ dâng bánh chưng bánh giày lên vua Hùng ... Những hiện vật có giá trị hoặc đạt giải thưởng đều được nghệ nhân Vinh Coba dâng tặng “Bảo tàng kính màu của Việt nam” cho đời sau học hỏi và phát huy. Những tác phẩm của Vinh Coba sau này là những sản phẩm văn hoá vật thể đương đại.

Để nối tiếp sự nghiệp kính nghệ thuật, Vinh Coba đã đào tạo nhiều thề hệ thợ điêu khắc kính. Tới hôm nay đã có 6 nghệ nhân và 8 thợ giỏi tuổi nghề trên 10 năm vững vàng trong lĩnh vực này. Người kế thừa nghề kính điêu khắc là nghệ nhân Hiệp hội làng nghề Việt nam Bùi Thị Hải Hà. Cô đã giành được 27 giải thưởng Ocop, trong đó có 20 giải 4 sao, 7 giải 3 sao và nhiều bằng khen, giấy khen, được nhiều công trình tôn giáo cấp bằng tri ân khen ngợi công đức. Với nền tảng là công nghệ kính nghệ thuật Vinh Voba, các thế hệ nối tiếp phát triển nghề tạo ra hàng triệu tác phẩm kính nghệ thuật chất lượng. Sáng chế tranh kính là mảnh đất mới khai phá còn cần đến nhiều nghệ nhân, hoạ sỹ tài ba khai thác để tạo ra nhiều những tác phẩm nổi tiếng hơn nữa.

Viết bình luận:

 
vinhcobaartglass vinhcobaartglass