bảo vệ quyền tác giả

bảo vệ quyền tác giả

bằng Độc quyền sáng chế tranh kính

Phạm  Hồng Vinh, là người đầu tiên đưa công nghệ tranh kính nghệ thuật vào Việt Nam. Ông đã có bằng độc quyền sáng chế do Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp năm 2012. Tuy nhiên, sản phẩm tranh kính nghệ thuật của ông vẫn ngang nhiên bị làm nhái và rao bán với giá chỉ bằng một nửa sản phẩm chính hãng. Thua đau trong dự án với công ty Thủy điện sông Đà Phát hiện tranh kính nghệ thuật của mình bị làm giả, làm nhái rất nhiều trên thị trường nhưng ông Vinh chưa bao giờ nghĩ tranh kính làm nhái thương hiệu của mình lại dễ dàng qua mặt chính mình để giành chiến thắng trong những vụ thầu lớn của công ty.

Đến tận bây giờ, khi nhớ lại câu chuyện tranh kính nghệ thuật Vinh Coba chịu thua đau trong vụ đấu thầu dự án sản xuất tranh kính trong dự án tu sửa lại nhà máy thủy điện Hòa Bình hồi đầu năm 2012, ông Vinh vẫn ngậm ngùi. Ông Vinh kể lại, đây là một trong những dự án lớn, là công trình có diện tích tranh lên tới 240 m2, gồm 2 bức tranh kính đặt ở tổ máy số 1 và tổ máy số 8. Để chuẩn bị cho dự án này, công ty Vinh Coba đã mất 2 năm đề hoàn thiện các khâu về mĩ thuật, hình ảnh, kĩ thuật. Ông Vinh cho biết, ngày 23/7/2012 công ty ông chính thức được mời thầu. Nhưng trước đó một năm, họ đã nhờ Vinh Coba tư vấn dàn dựng hồ sơ giúp họ làm dự án. Trong quá trình tiếp nhận dự án, ông Vinh và xưởng sản xuất tranh kính của mình đã dành rất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu cho dự án này. Đơn giản bởi ông nghĩ mình là đơn vị duy nhất tham gia dự thầu và chắc chắn thành công nằm trong lòng bàn tay. Bất ngờ đến trước hôm mở thầu 3 ngày, ông Vinh nhận được thông tin Tranh kính Việt cũng tham gia trong dự án này. Ông Vinh đã tìm đến gặp Giám đốc của dự án để đưa đoạn video của kênh HN2 phát về công nghệ tranh kính của mình và nhấn mạnh về việc phải đặt chất lượng độ bền công trình lên hàng đầu để thuyết phục. Khi đó, ông vẫn nhận được những lời động viên yên tâm vì bằng độc quyền chỉ có một mình ông Vinh có. Thế nhưng đến ngày mở thầu, kết quả cuối cùng là hồ sơ của ông Vinh bị loại. Bằng sáng chế của nghệ nhân Nguyễn Hồng Vinh được công nhận vào năm 2012. Giải thích khi thua đau trong dự án này, ông Vinh cho rằng: Đơn giản bởi công ty thắng thầu họ đưa ra mức thầu với giá thấp hơn. Vụ thầu đó, sau 2 năm kỳ công chuẩn bị, CTCP kính nghệ thuật Coba trắng tay ra về. “Con gái mình buồn lắm, hận lắm. Nó không tự tin về Coba… Và giờ thì bỏ đi làm ghế đá…”, ông Vinh thở dài. Giá tranh kính Coba nhái chỉ bằng một nửa Theo ông Vinh, manh nha của hiện trạng các sản phẩm tranh kính nghệ thuật của ông bị làm nhái xuất hiện đầu tiên ở những năm 2007, 2008. Đó là khi công ty Net mới sử dụng quy trình sản xuất tranh kính của ông và tung các sản phẩm nhái của họ ra thị trường. Ông cho biết, công ty này đã hình thành các xưởng sản xuất có chủ là người Việt Nam, thợ là người Trung Quốc. Tuy nhiên, họ không cạnh tranh được với tranh kính nghệ thuật Vinh Coba về chất lượng, mẫu mã cũng như giá thành sản phẩm. Đến những năm gần đây, nhiều công ty khác lại ngang nhiên công khai những sản phẩm tranh kính theo quy trình sản xuất tranh kính của ông Vinh. Dù đã có bằng sáng chế được công nhận vào năm 2012 nhưng những sản phẩm tranh kính làm theo công nghệ của ông vẫn xuất hiện nhiều trên thị trường có mức giá rẻ hơn một nửa.

Ông cho biết, một số công ty làm nhái các sản phẩm của Vinh Coba có thể kể đến như: tranh kính Việt (Viet glass), công ty Morehome, Licolglass…và nhiều cơ sở nhỏ lẻ khác. Theo ông Vinh, anathema đầu, các công ty này còn kín đáo, rụt rè khi đưa các sản phẩm hàng nhái ra thị trường. Nhưng đến nay, họ đã công khai quảng cáo những sản phẩm tranh kính theo quy trình sáng chế của ông trên mạng Internet và các phương tiện truyền thông đại chúng. Theo ông Vinh, những sản phẩm làm nhái đều kém hơn về chất lượng, độ bền, độ sắc nét cũng như về tính thẩm mĩ của mỗi sản phẩm. Hơn thế, nhiều công ty còn sử dụng những đĩa đồ họa của Trung Quốc với khoảng 7000 bức tranh với mẫu sẵn có với những họa tiết, hoa văn trang trí của người Trung Quốc. “Nhiều người còn xuyên tạc nguồn gốc xuất xứ của loại tranh này là từ Trung Quốc trong khi Việt Nam mới là nước đầu tiên có công nghệ chế tạo tranh kính nghệ thuật siêu bền”, ông Vinh cho hay. Những sản phẩm nhái của tranh kính nghệ thuật Vinh Coba được bán ra thị trường với giá rẻ hơn đến một nửa.

Bằng mắt thường của khách hàng, họ sẽ rất khó để nhận ra đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái. Chỉ những người trong nghề hoặc những người họa sĩ, nghệ sĩ mới có thể nhận ra sự khác biệt giữa chúng.Và tất nhiên, những sản phẩm có giá rẻ hơn sẽ nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng. Nhiều công ty họ không chỉ làm nhái về công nghệ và kĩ thuật mà còn lấy cắp luôn cả những sản phẩm, ý tưởng trong tác phẩm của mình. Để có được một bức tranh kính nghệ thuật, ông cùng các công nhân đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức từ khâu lên ý tưởng đến khâu hoàn thiện tác phẩm. Nhưng có khi chỉ đưa sản phẩm của mình ra thị trường thì ngay lập tức có những đơn vị làm nhái lại có chất lượng kém và được bán với giá thành rẻ hơn.

Viết bình luận:

 
vinhcobaartglass vinhcobaartglass