"Con chim sổ lồng" tìm được miền đất hứa

“Bỏ nghề ở dưới quê lên tỉnh với nhiều hoài bão như cánh chim sổ lồng. Tôi khao khát được học, được làm việc để có chút tiền và có một nghề lâu dài, bởi thế ông chủ có bảo tôi làm gì tôi cũng cam chịu...” đó là tâm sự của nghệ nhân tranh kính Bùi Thị Hải Hà về những khó khăn khi cô chấp nhận rời bỏ quê hương để đi tìm miền đất hứa. Thế rồi, trời đã không phụ lòng người, chị Hà đã gặp được nghệ nhân tranh kính Phạm Hồng Vinh (Vinh coba) như “con chim sổ lồng tìm được miền đất hứa”.

Những tác phẩm nghệ thuật tranh kính đẹp, siêu bền

Vào nghề tranh kính năm 17 tuổi...

Cô gái nông thôn nhỏ nhắn, xinh xắn, khuôn mặt trái xoan, Hà từ nhỏ đã thấy cuộc sống làm nông vất vả, kinh tế gia đình eo hẹp bữa đói, bữa no. Cô nhiều lần tự nhủ phải quyết tâm thay đổi, dù vất vả đến mấy cũng phải cố gắng tìm cho mình một nghề để sống. Hà tâm sự: “Bởi thế, ông chủ có bảo tôi làm gì tôi cũng cam chịu. Lúc đầu thầy bắt tôi phụ việc cắt kính, phải khênh, bê những tấm gương nặng 50-60kg, hai người vật lên bàn để cắt thành các tấm gương nhỏ, vài hôm sau lại bảo tôi học mài kính bằng máy trục khuỷu to như cái bồ thóc.

Thời gian đầu đẩy máy chưa quen nó kéo cả cái thân còm nhom của tôi đến sợ, nhưng sợ mất việc tôi cố học cho bằng được. Thế rồi vừa mới quen với việc mài kính, thì ông chủ lại chuyển tôi sang bộ phận mới. Ông cầm chiếc máy cắt gạch  trọng lượng cả đá gần 2kg hỏi tôi có cầm được không, tôi thản nhiên nói cháu cầm được”.

“Mất hai, ba ngày đầu tôi không làm được cánh tay rã rời, đêm nhức mỏi không ngủ được, sang ngày thứ tư thì đỡ hơn và đúng hẹn tôi trả bài cho ông (Nghệ nhân vinhcoba – PV), ông xem tôi treo tay hơn mười phút, ông chỉ nói cộc lốc “Tốt” – chị Hà kể.

Cứ như vậy, với bản tính nhanh nhẹn, thông minh và siêu năng, chị Hà đã ngày đêm miệt mài học hỏi và cuối cùng cũng đã thuyết phục được ông thầy khó tính Vinh coba. Thời gian cứ vậy trôi đi, mới ngày nào cô gái thôn quê Hải Hà chân ướt, chân ráo lên Hà Nội tìm việc đến nay đã thấm thoát gần 20 năm, với những nỗ lực không mệt mỏi, năm 2014, nghệ nhân Bùi Thị Hải Hà đã chính thức trở thành nghệ nhân trẻ tuổi nhất trong 100 nghệ nhân được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam công nhận, các sản phẩm của chị được thị trường biết đến, được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, đồ vật trang trí, quà tặng....

Tiếp nối thành công của nghệ nhân Phạm Hồng Vinh - người đầu tiên mạnh dạn tìm tòi và đã chinh phục thành công nghệ thuật tranh kính mang thương hiệu “Vinh coba”, nghệ nhân trẻ Hải Hà được truyền nghề, nhận trọng trách gìn giữ và phát triển nghệ thuật tranh kính, cho tới thời điểm này đã gặt hái được nhiều thành công trong sản xuất và truyền bá nghề kính nghệ thuật "Vinh coba".

... thành công đến từ sự miệt mài lao động

Hiện chị đang tiếp quản cơ sở sản xuất tranh kính mang thương hiệu Vinh coba trên Sơn Tây, không lúc nào chị không trăn trở với hướng phát triển của dòng tranh kính. Với đặc điểm dòng tranh có một không hai trên thế giới, chị ngày đêm nghiên cứu tìm tòi những ứng dụng của môn nghệ thuật này. Và trong 2 năm (2020, 2021) chị đã sáng tạo 23 loại sản phẩm ứng dụng tham gia dự thi và đạt 20 giải thưởng Ocop bốn sao và ba giải thưởng ba sao (2019- 2023).

 

Nghệ nhân Hải Hà không ngừng lao động sáng tạo

 

Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân Phạm Hồng Vinh, nghệ nhân Hải Hà đã thành công với dòng sản phẩm kính điêu khắc siêu bền Gluba. Tạo sóng nước, khối nổi nghệ thuật trên mặt kính, dòng sản phẩm này cực bền, dưới tác động của lực mạnh nó không hề bị biến dạng. Đây được coi là bước ngoặt quan trọng trong ứng dụng nội thất mà nghệ nhân Hải Hà đã dày công tạo ra. Chị cũng tạo thành công tác phẩm Khánh Phật - khánh kính điêu khắc với 11 âm thanh khác nhau và được bà Tòng Thị Phóng dùng để khai hội, dâng bánh chưng vua Hùng ở Thiên đường Bảo Sơn, năm 2014.

 

Các ứng dụng lớn nhất phải kể đến là hàng ngàn mét tranh khắc kính siêu bền là các tác phẩm tranh kính hơn 60 nhà thờ mà chị cùng các đệ tử của mình sáng tạo ra. Các Tòa Mục Vụ (Hải Phòng), Ninh Bình, Bắc Ninh, hay các nhà thờ lớn như Bằng Sở, Hoàng nguyên, Tân độ, Tấn đệ, Nhà chung Hà Nội... đó là dấu ấn của đôi bàn tay và mà Hà coba đã để lại. Mỗi nhà thờ đã hoàn thiện Hà coba đều được nhận những lời khen ngợi tán tụng của các Linh mục, các giáo họ. Suốt 20 năm qua, các công trình kính nghệ thuật Hà coba cùng các môn đệ chế tác vẫn tồn tại bền vững rất an toàn, tạo ra một tâm lý tin tưởng kính nghệ thuật siêu bền vinhcoba, nhờ vậy mà hà coba nhận được ngày càng nhiều hợp đồng mới.

Để có một vị thế phát triển thương hiệu, Hà coba thành lập thêm hộ kinh doanh Tranh kính Bùi Thị Hải Hà với thương hiệu Tranh kính Sơn Hà. Với tinh thần tự, lực tự cường ham học hỏi và cầu tiến, chị đã mạnh dạn đưa nghệ thuật tranh kính siêu bền vào các ứng dụng đời sống. Dòng tranh mới mà chị tạo ra gần với các dòng tranh cổ điển trên thế giới như Tiffany, hay Stained glass... Tranh kính của chị nhìn giống nhưng có độ bền và những giá trị sử dụng mới vượt trội dòng tranh cổ điển như những chiếc đèn kính uốn kiểu Tifany, hay tranh thánh hai mặt, những chiếc bàn kính, tranh kính vách, kính trần kính được chị chế tác đa công nghệ gia công bề mặt như: phun cát, mài gầm, mài di, hóa mờ, hóa trong ăn mòn, Gluchip, sử dụng sơn màu, sơn men, sơn bột thủy tinh rất tinh xảo.

Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam đã cấp Bằng bảo trợ nghề kính nghệ thuật Việt nam với tên gọi “vinh coba”

 

Với các thành tích đạt được Hà coba được nhận nhiều bằng khen của Hiệp hội làng nghề, Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam, Hội Phật Giáo Việt Nam... Ngày nay hầu hết các linh mục, Hòa thượng, Thượng tọa, các kiến trúc sư... đều biết đến và hướng tới môn nghệ thuật kính điêu khắc do Hà coba chế tác. Năm 2023 Liên hiệp các hội Unesco Việt Nam đã cấp bằng bảo trợ nghề kính nghệ thuật Việt nam với tên gọi “vinhcoba”, từ nay xứ mệnh bảo tồn và phát triển nghề của sư phụ phó thác cho nghệ nhân Hà coba tiếp tục gánh vác.

 

Nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh, nghệ nhân Bùi Thị Hải Hà hướng dẫn con trai vẽ

 

“... cho đến nay đã gần 20 năm tôi đã thành cô chủ nhỏ và đang truyền lại nghề kính nghệ thuật vinh coba cho những thế hệ mới. Một thế hệ trẻ rất năng động, nhạy bén và thông minh. Họ cùng tôi tạo lên những tác phẩm tranh kính cho các ngôi chùa, nhà thờ, lâu đài thay thế dần các dòng tranh trước đây. Dòng tranh siêu bền mang tên vinh coba, ông cũng là người thầy đáng kính của tôi, ngọn lửa đam mê nghề tranh kính đã truyền sang tôi tự bao giờ, tôi cũng không còn nhớ nổi”. Những lời chia sẻ của nghệ nhân tranh kính Bùi Thị Hải Hà như một lời hứa với nghề, sự biết ơn với người thầy Phạm Hồng Vinh và phảng phất trong đó còn có một tình yêu không bao giờ vơi cạn...

 

(Theo https://hiephoilaodongsangtao.vn/)

Viết bình luận:

 
vinhcobaartglass vinhcobaartglass