Đi khắp nơi để tìm hiểu và học hỏi về nghệ thuật tranh kính, ông Phạm Hồng Vinh - cha đẻ những chiếc đèn Gvico.
Đưa văn hóa cổ lên chất liệu hiện đại
sắc thái văn hóa của Hà nội 1000 năm chứa đựng trong tác phẩm Rồng phượng, Chim hạc, Hoa sen, Hoàng thành... Những tác phẩm về con người Hà Nội phải kể đến tranh "Áo dài bên Hồ Gươm", "Vợ chồng xẩm" với phong cách tả thực... Nghệ nhân Vinhcoba gửi cho chúng ta những thông điệp như tái hiện về trang phục, nét đẹp của người Hà Thành.
Bên cạnh những tác phẩm tâm linh, còn cả kho tàng tranh điêu khắc trên kính, trên đĩa, chai lọ... với đủ các danh lam thăng cảnh trên mảnh đất ngàn năm văn hiến như: Tháp Rùa, Hồ Gươm, Khuê Văn Các, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Đầm Sen, Hoa Loa kèn... Gần như nghệ nhân Vinhcoba muốn mang hình ảnh Hà Nội xưa và nay lên tranh kính, mỗi hình ảnh khắc lên tranh đều là những kỉ niệm gắn bó với quãng đời ông đã đi qua dù thời gian có dẫn trôi, nhưng hình ảnh quê hương con người Hà Nội vẫn luôn lưu lại trên các tác phẩm tranh kính điêu khắc không thể phai mờ.
Nghệ nhân Vinhcoba không chỉ là họạ sĩ, nhà điêu khắc, không chỉ là doanh nhân mà ông được nhiều người đánh giá là một nghệ sĩ tranh kính, có người còn đặt cho ông cái tên "Phù thủy tranh kính".
Nối tiếp kính nghệ thuật thế giới
Nghệ nhân tranh kính vinhcoba tên thật là Phạm Hồng Vinh, sinh ngày 18 tháng 4 năm 1961 tại Hà Đông, Hà Nội. Vinhcoba cũng là cái tên ông đặt cho dòng tranh kính siêu bền đã ra đời đến nay vừa tròn 35 năm, cũng từng đấy năm tranh kính Vinhcoba phát triển ở Việt Nam và vươn ra thế giới.
Sau 35 năm lăn lộn với nghề, ông không chỉ tạo ra nghề mới tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao cho đất nước, góp phần ngăn chặn hàng ngoại nhập, mà Vinhcoba đã viết lên trang sử ra đời cho nghề tranh kính nghệ thuật Việt nam là những giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể đương đại. Một lịch sử tranh kính và một văn hóa tranh kính, ông còn được coi là "nhà lưu giữ các giá trị văn hóa trên chất liệu hiện đại", người tạo ra "làng nghề tranh kính trên đất nghìn năm", "Nhà sáng tạo Việt", "Doanh nhân 1000 năm Thăng Long"... Cũng không nói quá khi Vinhcoba đã viết lên trang sử cho tranh kính cho nước nhà.
Nói về tranh kính trên thế giới, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh cho biết: "Tranh kính trước đó trên thế giới đã có hàng ngàn năm, chủ yếu là tranh Stainedglass thường trang trên cửa sổ và thánh đường nhà thờ công giáo. Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI, tranh kính Stainedglass phát trển từ Châu âu ra khắp thế giới. Các công nghệ hỗ trợ nguyên liệu là thủy tinh màu cán thủ công, Kính mài, kính phun cát mờ, kính gluchip. Các nghệ nhân cắt các miếng thủy tinh mỏng ghép lại thành các bức tranh. Một số họa tiết được vẽ bằng màu ceramic nung ở 800 độ C. Sau thời gian này xảy ra hai cuộc chiến tranh thế giới và phát hủy nhiều công trình tôn giáo và nghề làm tranh Stainedglass bị mai một. Cho đến cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX người Mỹ là Tyffani đã cho ra đời dòng tranh kính giống tranh Ghép chì Stainedglass, nhờ công nghệ thủy tinh bạc chao (thủy tinh trắng đục) trộn với hạt kính màu cán phẳng bằng máy gọi là tranh Tyffany. Các mảng màu tranh kính nổi bật và cản các ánh sáng đi thẳng, không gây chói, lóa... các vân mây trời vân nước, vân lá... gọi là Mache rất phong phú giúp khâu tạo hình trở lên dễ dàng hơn".
"Tuy nhiên, dòng tranh cổ điển chỉ hiện hữu ở Việt Nam trên các công trình tôn giáo còn nghề làm tranh kính thì còn rất lạc hậu, các họa sĩ thời đó ngoài làm vẽ a-xit ăn mòn thì chỉ vẽ màu hữu cơ với keo da trâu, hồ gạo. Đến cuối thế kỷ XX, tôi là người mày mò nghiên cứu sáng chế các công nghệ gia công trên mặt kính như phun cát, mài gầm mài di, hóa ăn mòn, hóa mờ, hóa trong, gluchip. Uốn kính, nung ép nóng, khoan khoét kính, sử dụng màu men gốm ceramic, màu hữu cơ, bộ màu thủy tinh nung cháy"; nghệ nhân Vinhcoba cho biết thêm.
Điều kỳ diệu là tất cả các công nghệ này, nghệ nhân Vinhcoba gia công trên một tấm kính, bằng nghệ thuật tạo hình độc đáo như điêu khắc trên gỗ kết hợp công nghệ Temp (tôi kính) ông đã tạo ra loại vật liệu nghệ thuật siêu bền là những tấm tranh kính khó vỡ, không bong tróc, không phai bạc trường tồn với thời gian, có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng tranh đã ra đời trước đây trên thế giới. Từ những đóng góp to lớn cho ngành tranh kính của nghệ nhân Vinhcoba, vào dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long
- Hà Nội, Công ty CP Kính nghệ thuật COBA đã được Liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam tặng; siêu cúp Thương hiệu mạnh và phát triển bền vững, cá nhân nghệ nhân Phạm Hồng Vinh được nhận; cúp Bàn tay vàng dành cho nghệ nhân. Đặc biệt tranh Vinhcoba được chứng nhận Kỷ lục Việt Nam và cá nhân ông được nhà nước tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú.
Năm 2023 nghề kính nghệ thuật Vinhcoba chính thức được Liên hiệp các hội UNESCO VN cấp bằng bảo trợ nghề và Vinhcoba là nhà sáng lập nghề kính nghệ thuật Việt nam. Cũng trong năm này, Nghệ nhân ưu tú Phạm Hồng Vinh được Huy chương vàng cuộc thi sáng chế quốc tế tại cộng hoà liên bang nga, ông đã mang vinh dự về cho đất nước, dân tộc Việt Nam.
Bằng bàn tay, khối óc và những tác phẩm được vẽ lên từ những trải nghiệm sâu sắc của nghề và đời. Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kính nghệ thuật COBA đã và đang kiến tạo những giá trị đẹp cho những tác phẩm tranh kính của riêng mình. Khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa ai sáng tạo để có một Vinhcoba đi trước thời đại nhưng vẫn giữ được "màu dân tộc". Qua nhiều bức tranh kính được trưng bày tại các cuộc triển lãm, người xem như được lạc vào không gian văn hóa nghệ thuật nhiều màu sắc, của nhiều vùng miền khác nhau được tô vẽ tinh xảo và tỉ mỉ đủ thấy đam mê, tâm huyết và tình yêu nghề của nghệ nhânVinhcoba thế nào khi đặt vào từng tác phẩm tranh kính.
#Gvico #Vinhcoba #cobaartglass
Viết bình luận: