thị, thương mại điện tử... hướng đến việc xây dựng, khẳng định thương hiệu số, nhân hiệu số cho các làng nghề, nghệ nhân của Việt Nam, trong quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa toàn cầu, một trong những giải pháp cụ thể được đưa ra là mỗi sản phẩm sẽ được xây dựng “hộ chiếu số”.
Mở ra hướng đi mới Ngày 26/12/2014, Công ty Tiêp thị Làn sóng mới phối hợp với Quỹ Văn hóa Hà Nội tố chức buổi tọa đàm lần 2 về: Ứng dụng công nghệ số để tôn vinh Nghệ nhân, tiếp thị Văn hóa, Du lịch và các sản phẩm làng nghề Hà Nội – Bắc Ninh năm 2015. Tại buổi tọa đàm, khái niệm về “hộ chiếu số” cho các sản phẩm lần đầu tiên được đưa ra, mang đến cho Nghệ nhân hướng đi mới trong việc đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ làng nghề ra thế giới.
Tọa đàm nằm trong khuôn khổ triển khai các bước của Dự án 1102 – www.1102.net.vn, được xây dựng trên cở sở sự hưởng ứng thực hiện Quyết định 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển thương mại điện tử Quốc gia giai đoạn 2014 - 2020. Theo đó, các Nghệ nhân – báu vật nhân văn của quốc gia – sẽ nhận được gói tài trợ “Các gỉai pháp tiếp thị số” và sự cam kết hợp tác phát triển của Dự án 1102; Hội đồng thẩm định cấp cao, nơi tập trung trí tuệ, tài năng của các chuyên gia hàng đầu, nghệ nhân..., cùng những công nghệ hiện đại bậc nhất, đủ sức đánh giá, kiểm định và khai sinh cho tác phẩm của nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ, cũng sẽ được hoàn thiện và đi vào hoạt động.
Ông Vũ Phương, Giám đốc Quỹ Văn hóa cho biết, bên cạnh giá trị văn hóa, làng nghề Việt Nam còn mang giá trị kinh tế.Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một số làng nghề truyền thống đã biết phát huy thế mạnh của mình nên có thể tiếp tục phát triển, thậm chí tìm được bạn hàng tại thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, vẫn có nhiều làng nghề truyền thống đang phải lao đao tìm chỗ đứng. Tại Hà Nội có 21 làng nghề đang bị mai một, do các sản phẩm chưa thể vươn ra thị trường thế giới. Tính chất khép kín đã làm các làng nghề khó phát triển. Xu hướng marketing trên Internet mặc dù đã được tin dùng nhưng với các làng nghề thì chưa được quan tâm. Trước thực trạng này, ngày 4/8/2014, UBND Hà Nội đã ban hành chính sách phát triển làng nghề TP Hà Nội, theo đó, các làng nghề truyền thống đang có nguy cơ bị mai một sẽ được hỗ trợ đào tạo, xúc tiến thương mại, xây dựng hạ tầng làng nghề, giúp các làng nghề định vị hộ chiếu số, nhân diện số cho sản phẩm và nghệ nhân trên Internet. Hiện đã có 31/39 nghệ nhân được chọn và tham gia vào hội đồng thẩm định để đảm bảo uy tín cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đối với thị trường.
Bước vào thị trường thương mại điện tử
Theo ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội: Dự án này là sự tiếp nối gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, giúp sản phẩm và nghệ nhân được tôn vinh, có hiệu quả cao với xã hội. Có thể nói: Sự hợp tác, gắn bó giữa Dự án 1102, các chuyên gia hàng đầu, các nghệ nhân của Hà Nội, Bắc Ninh lần này, nhất định sẽ tạo ra sự một sức mạnh mới, một làn sóng mới, đưa con thuyền làng nghề, nghệ nhân, sản phẩm độc đáo của nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vươn xa đến một tầm cao mới.
Từ nay, Hộ chiếu số sự tích hợp của giấy khai sinh, thẻ căn cước, mã sản phẩm và giấy thông hành, sẽ được cấp cho mỗi sản phẩm, tác phẩm của Nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam, trên con đường thương mại toàn cầu. Hộ chiếu số là một trong nhiều ứng dụng công nghệ của Dự án 1102, để tôn vinh nghệ nhân, tiếp thị văn hóa, du lịch và sản phẩm làng nghề.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Giám đốc Chiến lược Hệ thống tiếp thị 1102 chia sẻ về dự án: Giá trị làng nghề tích hợp giá trị văn hóa và các giá trị khác gồm kinh tế, con người, nhân văn, cùng với đó là các giá trị về du lịch. Tuy nhiên, cốt lõi của làng nghề phải bao gồm thợ thủ công - thợ giỏi lành nghề - nghệ nhân và các sản phẩm tinh túy nhất. Câu hỏi đặt ra là nếu không làm cho làng nghề giàu có lên, làm cho nghệ nhân đủ sống với nghề...thì làng nghề đó có thể tồn tại được không?
Thực tế là thời điểm trước đây, các làng nghề đã bán các sản phẩm thông qua triển lãm, bán online nhỏ lẻ, đại lý, chợ truyền thống, thậm chí là xuất khẩu nhưng vì nhiều nguyên nhân nên còn hạn chế về khả năng mở rộng thị trường. Bằng cách mới là thông qua hệ thống tiếp thị www.1102.net.vn và hệ thống đặt hàng, các sản phẩm của nghệ nhân sẽ được tiếp thị, từ đó, khách hàng có thể nhìn thấy mẫu và đặt hàng ngược trở lại cho nghệ nhân. Còn lại, ngoài các tác phẩm tinh túy đó, các hàng phổ thông hơn sẽ được bán sẵn tại hệ thống đặt hàng www.langngheonline.vn . Tại đây có thể bán hàng trực tiếp thông qua phương thức thương mại điện tử. Trước đó, các nghệ nhân, các chuyên gia trong từng lĩnh vực ngành nghề cùng chuyên gia Dự án 1102 sẽ tham gia hội đồng và tiến hành thẩm định qua 2 cấp...để xác định được dòng sản phẩm, từ đó, có thể đưa lên từng hệ thống.
Tại buổi tọa đàm, các Nghệ nhân – báu vật nhân văn của quốc gia – đã nhận được gói tài trợ “Các gỉai pháp tiếp thị số” và sự cam kết hợp tác phát triển của Dự án 1102. Sự hợp tác gắn bó giữa Dự án 1102 và các chuyên gia hàng đầu cùng các nghệ nhân của Hà Nội, Bắc Ninh lần này là một làn sóng mới, đưa những sản phẩm độc đáo, đậm nét văn hóa Việt, mang tinh hoa của nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thế giới với một tấm hộ chiếu số.
(T.Hương)
|
Viết bình luận: