Nghệ tranh khắc kính vinhcoba
Ha CoBa đến Phạm Hồng Vinh · NGHÊ NHÂN PHẠM HỒNG VINH NGHÊ THUẬT - ĐÂM MÊ VÀ SÁNG TẠO
Tận lực cống hiến,xậy dựng một nền công nghệ phát triển rực rỡ.Thật khó có thể nói hết được chặng đường dài gây dựng nghành điêu khắc kính mà ông đã thực hiện được.Như một người kiến tạo lên vẻ đẹp,những sản phẩm ông tạo ra luôn có những nét tinh tế riêng,mang vẻ đẹp dân gian giản dị nhưng cũng vô cùng hiện đại.Không ai khác đó chính là Nghệ nhân,doanh nhân,nhà sáng lập nghề kính điêu khắc Việt Nam: Phạm Hồng Vinh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kính nghệ thuật COBA. Quá trình phát triển sự nghiệp
Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh sinh năm 1961 tại Hà Nội – mảnh đất thủ đô đã nuôi dưỡng ông - một con người tài hoa,giỏi kinh doanh nhưng cũng đam mê nghệ thuật.Trước đây,ông học khoa kế toán ngân hàng trường Đại học Kinh tế Quốc dân.thế nhưng ông vốn lại có nhưng năng khiếu về hội họa và điêu khắc,giỏi vật lí và hóa,cùng với niềm đam mê nghiên cứu và sáng tạo đã giúp ông tạo dựng được nhiều điều trên con đường sự nghiệp của mình.Chặng đường ông đi là một chặng đường dài và cũng gặp nhiều khó khăn.Là người yêu thích và có năng khiếu hội họa mỹ thuật từ nhỏ,vì thế sau khi công tác nhiều công việc ông trở lại với niềm đam mê của mình và gặt hái được nhiều thành công.Niềm đam mê đã giúp ông đạt nhiều thành tựu khoa học và ứng dụng công nghệ,sản xuất nhiều sản phẩm mới cho xã hội,những mốc sự nghiệp của ông tiến triển từng bước đi chắc chắn.
Vào năm 1984, Nghê nhân Phạm Hồng Vinh sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân ông ra làm Thanh tra Trọng tài Kinh tế Nhà nước Hà Sơn Bình.Đến năm 1988,Ông chuyển công tác ra ngoài theo Nghị định 79 thành lập HTX gốm sứ Tây Mỗ thuộc huyện Từ Liêm và thành lập công ty sứ Hoàng Hải,sản xuất sứ điện 35kv,sứ dân dụng,gạch men tranh kính sứ...Đây là một thử thách và cũng là cơ hội cho ông được chứng tỏ bản thân,cùng dốc sức xây dựng đất nước.Vào năm 1991 ông đi vào sản xuất và cung cấp đá mài kính,trong khi đó ở Hà Nội,Hải Dương đang có khoảng chục triệu mài lọ hoa,cốc ly... Trước tình hình đó ông nhận thấy phải sáng tạo nên những điều khác biệt hơn,thế là ông bắt đầu vào những tìm tòi mới sau khi nghiên cứu công nghệ mài của Tiệp Khắc,ông đã chế tạo máy mài kính phẳng-loại máy Này cho phép mài bất kỳ loại hoa nào,tạo nên nhiều điểm mới cho công nghệ mài kính.Bắt đầu từ thời điểm này,ông dùng công nghệ mài các bức tranh Tứ bình,ảnh Hồ Chí Minh,Bồ Tát...Những điểm hạn chế ông mắc phải chính là khổ tranh bị hạn chế nhỏ hơn 0,5m2.Với tinh thần cầu tiến của mình nghệ nhân Phạm Hồng Vinh vẫn luôn trăn trở tìm giải pháp và hướng đi mới cho những hạn chế đang gặp phải.
Niềm đam mê sáng tạo không hề ngưng nghỉ,đến năm 1992 nghệ nhân Phạm Hồng Vinh tiếp tục chế tạo thành công máy phun cát vào thời điểm đó chưa có máy nén khí nên ông phải chế tạo từ lốc điều hòa,máy nén khí ô tô,cũng gặp phải nhiều khó khăn nhưng cuối cùng ông vẫn hoàn thành chế tạo của mình.Sự ra đời của công nghệ phun cát mới đã đánh dấu bước quan trọng trong sự phát triển của tranh khắc kính.Vào năm 1993 ông mua được đầu máy nén khí cũ và bắt đầu tập chung sản xuất kính mờ,gương tủ đứng và tủ ly.Đây chính là giai đoạn ông sản xuất hàng hóa với số lượng khổng lồ,cung cấp cho các đại lý gương kính lớn Hà Nội. Cho đến năm 1994 công nghệ máy tính bắt đầu du nhập vào Việt Nam.Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã tận dụng điều đó vào việc sử dụng để làm tranh,rút ngắn giai đoạn sản xuất và lưu trữ tranh trên máy.Những bước đi của ông luôn đúng thời điểm và bắt kịp su hướng cũng như thời cơ thị trường,nắm bắt thị trường hiều quả
Năm 1996 nghệ nhân Phạm Hồng Vịnh lại nhập được màu thủy tinh của hàn quốc và thế là công nghệ điêu khắc tranh được hoàn thiện hơn ông đã ngay lập tức ứng dụng công nghệ mới này vào làm sản xuất gương thiết bị vệ sinh,chống thấm,chịu môi trường độ ẩm cao.Nhiều mẫu mã gương ra đời bền đẹp đã thay thế cho sản phẩm gương nhập từ nước ngoài.Sự nhạy bén biết tận dụng cơ hội đã giúp ông có những bước tiến đi đầu trong lĩnh vực,đóng góp phần lớn cho phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ còn đang khó khăn.
Và cũng thời gian này ông còn nghiên cứu thành công,công nghệ hóa mờ và hóa trong các sản phẩm mài.Đắp ứng kịp cho nghành thủy tinh Việt Nam sản xuất bóc lớp,lọ hoa,cốc mờ...Khách hàng lớn nhất lúc bấy giờ là Nhà máy Thủy tinh Hà Nội và các HTX Thủy tinh Thành Công,Chung Thủy,Thanh Sơn.Đồng thời Công nghệ hóa mờ cũng được đưa vào sản xuất bảng kính ít bụi.Hàng nghìn bảng kính được thay thế bằng gỗ cho khác trường Đại học,Trung học ở miền Bắc,Công ty thiết bị đồ dùng giảng dạy của Bộ Đại học cung cấp... Sự xuất hiện của công nghệ này đã góp phần thay đổi lớn đên những công trình,gỗ được thay thế,đổi mới gương mặt đất nước.
Từ đó đên nay,Nghệ nhân Vinh liên tục cải tiến công nghệ,áp dụng các thành tựu khoa học mới vào việc chế tạo các sản phẩm kính như: sản xuất thớt sạch đa năng,tranh kính cường lực an toàn,trần kính nghệ thuật,gương chống mờ hơi nước,cầu kính... Các sản phẩm của ông nhanh chóng chiếm lĩnh thị trương,mọi người ngày càng tin dùng,vì vậy nhu cầu kính nghệ thuật điêu khắc ngày càng gia tăng.Vào năm 2004,Phạm Hồng Vinh quyết định chuyển đổi cơ sở thành Công ty TNHH Sản xuất Thương mại CoBa. Đồng thời định hướng việc bán hàng qua Internet với cobaartglass.com.vn và kinhnghethuat.com... Cũng vì thế nghệ nhân Phạm Hồng Vinh được thân mật gọi với cái tên VinhCoba. Đã gần 20 năm lăn nộn với nghề,nhiều công nhân đi và ở nhưng họ đều yêu mến ông,ngưỡng mộ và kính trọng những gì ông làm được. Sáng tạo trong suy nghĩ và hành động
Ông Nguyễn Văn Bình Tổng thư ký hiệp hội làng nghề Việt nam gõ thử Cồng kính vinhcoba
Ông Hiệu trưởng đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp GS PtS Nguyễn Xuân Nghị đã rất tâm đắc về độ bề , đẹp và nhiều giá trị sử dụng của Tranh kính vinhcoba
Xuốt những năm qua,nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã nghiên cứu thành công rất nhiều ông nghệ và ứng dụng thiết thực vào thực tế như: uốn kính,dán kính,khoan kính, mài kính nghệ thuật,điêu khắc kính nghệ thuật...Ông là người luôn biết cách sáng tạo ra những cái mới và có tính ứng dụng cao,thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thay đổi một nghành công nghệ đi đến hướng phát triển đến tầm cao.Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh cũng là người sáng tạo ra kính mài khăc trên tủ ly tủ đứng (1990),
Những người thợ Tranh kính mài COBA đầu tiên -năm 1990 tại 159E quang Trung nay là 173C Quang Trung Hà Đông Hà Nội
Vinhcoba và những người thợ mài tranh kính năm 1990
Tranh tứ bình mài trên kính ốp gương -1992
Những tranh kính khổ nhỏ , gương tủ và kính tủ ly được điêu khắc những hoa văn đầu tiên
kính mờ phun cát máy và máy khắc kính cầm tay (1991) ứng dụng công nghệ khoan ống vào Việt Nam (1993) Sáng tạo gương chống thấm nghệ thuật (1996), Bảng kính ít bụi (năm 1997), Gương chống mờ hơi nước (năm 1998)..
Tranh kính phun cát vinhcoba 1992
Từ những sáng chế của ông đã giúp cho công ty VinhCoba độc quyền trên thị trừng Việt Nam. Con đường nghiên cứu và sáng tạo của Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh không chỉ dừng lại ở đó.đến năm 2003, VinhCoba tiếp tục nghiên cứu thành công,công nghệ kính siêu bền,một dòng tranh kính với ưu điểm vượt trội so với những dòng tranh ra đời trước đây về độ bền , giải phám thì công , nhiệt đới hóa như stainedglass hà tyffani . Tranh kính nghệ thuật của Vinhcoba không chỉ đẹp mà có độ bền cao,thể hiện những nghệ thuật dạng khắc phù điêu,hội họa sơn dầu..thể hiện các nét đẹp dòng hội hòa Githich hoặc Phục hưng -tân cổ điển . Công nghệ hiện đại nhưng tranh kính của Vinhcoba lại chủ yếu là những bức tranh mang đậm truyền thống dân gian,dân tộc.Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh còn vận dụng men sứ nhẹ lửa để chuyển thành màu tranh kính siêu bền,nó có thể thích ứng với mọi điều kiện hay môi trường khắc nghiệt, cũng chịu được va đập,mài mòn,và nhiệt độ cao...
Chính vì thế mà tranh của Coba rất được ưa chuộng và là lựa chọn của mọi người. Ông đã biến công ty Coba trở thành niềm hãnh diện của người dân Cửa ngõ Thủ đô, một ngày công nghiệp làm đẹp đã khẳng định được vị thế của mình với nhiều ngành làm đẹp khác. Sự ra đời các loại sản phẩm cao cấp có tính ứng dụng phổ biến trong trang trí và thay thế vật tư nội ngoại thất cũng là sự đi đầu mà Coba đã làm được. Dưới bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của ông,mỗi tấm kính trong suốt như được tổi hồn,kết hợp các mảng khối,màu sắc, tạo ra những sản phẩm nghệ thuật độc đáo,nhìn bắt mắt và cũng đỗi tinh tế. Những tác phẩm của ông khiến người nhìn phải xuýt xoa trước vẻ đẹp của nó.Chắc chắn ngoài vẻ đẹp ấy thì mọi người ai cũng nhìn thấy rõ tính ứng dụng của tranh kính trong trang trí nội thất.
Đứng trước nhiều thử thách cũng chẳng hề làm khó được ông. Chỉ cần có tinh thần cùng ý chí vững vàng suốt chặng đường dài vừa qua cũng đủ để ông bước tiếp con đường đam mê của bản thân. Mong sao Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh sẽ có những sáng tạo mới,tạo ra những công nghệ mới để to điểm cho cuộc sống này đẹp đẽ hơn, và cũng như là khẳng định hàng “ Made in Viêt nam” cũng không hề thua kém mặt hàng cùng loại trên Thế giới.
Vinhcoba nhận bằng Xác lập kỷ lục Việt Nam 2019
Tuy đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực nhưng ông vẫn còn những suy nghĩ, Trăn trở về nghề. Ông cũng cho biết thêm về mong muốn của mình trong tương lai gần là được UNESCO công nhận Nghề kính Vinhcoba là di sản văn hóa phi vật thể đương đại và những tác phẩm đặc sắc như mandala,khánh,cồng.... Nghề kính là tác phẩm văn hóa vật thể đương đại.... Góp phần bắc thêm một nhịp cầu,đưa nét đẹp của đất nước và con người Việt Nam đến với đông đảo bạn bè quốc tế. Nguồn: Di sản các nhà khoa học
Viết bình luận: