Người đặt nền móng cho NGHỆ THUẬT TRANH KÍNH VIỆT NAM -UNESCO VN

Người đặt nền móng cho NGHỆ THUẬT TRANH KÍNH VIỆT NAM -UNESCO VN

Trải qua bốn lần thất bại lớn, từng có lúc nợ ngập đầu, trắng tay vì nghiệp kính, nhưng Phạm Hồng Vinh vẫn không từ bỏ niềm đam mê của mình. Ông luôn có niềm tin và khát khao sáng tạo với tranh kính nghệ thuật. Và “cuộc đời luôn cho ta cơ hội thứ hai, đó gọi là ngày mai”, giờ đây sau 20 năm trăn trở, gắn bó với nghề tranh khắc trên kính, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh – CTHĐQT Công ty Cổ phần Kính nghệ thuật COBA đã tạo dựng được cho mình một thương hiệu tranh kính vô cùng đặc biệt. Qua bàn tay tài hoa của ông, những tấm kính vô tri như được thổi hồn, kết hợp các mảng khối, màu sắc tạo thành những sản phẩm nghệ thuật độc đáo, khác lạ, khó lẫn, đánh dấu một chặng đường mới của thương hiệu VinhCoBa. 

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SÁNG TẠO VIỆT NAM 

Nhắc nhân Hồng chính chính đến nghệ Phạm Vinh, có lẽ xác nhất là sự tiên phong. Bởi lẽ, thay vì chọn cho mình một công việc ổn định tại cơ quan Nhà nước, ông lại quyết định từ bỏ để theo đuổi đam mê của mình. Năm 1988, khi đang làm cán bộ Thanh tra Trọng tài Kinh tế Nhà nước tại tỉnh Hà Sơn Bình, nhận thấy công việc không phù hợp với sở trường, ông đã quyết định xin ra khỏi biên chế Nhà nước để về mở xưởng sản xuất lò gốm, sau nâng cấp thành hợp tác xã sản xuất gốm, rồi góp vốn với bạn bè thành lập công ty sản xuất gốm sứ Hoàng Hải, phát triển theo hướng in đề-can trên gốm sứ. Thời điểm những năm 1988 – 1989, công việc làm ăn bước đầu 

thuận lợi, ông nhận được những hợp đồng sản xuất lớn. Khi nền kinh tế mới bắt đầu mở cửa, ông đã nắm trong tay số vốn lên đến 80 triệu đồng. Vốn là người thích nghiên cứu, sáng tạo, nhận thấy thị trường lúc bấy giờ khan hiếm thiết bị mài kính, Phạm Hồng Vinh đã mày mò nghiên cứu, chế tạo thành công đá mài kính phẳng NGHỆ NHÂN 

đầu tiên ở Việt Nam. Loại PHẠM HỒNG VINH 

máy này cho phép mài bất kỳ loại hoa văn nào, tạo nên nhiều điểm mới cho công “Có chí 

thì nên” 

nghệ mài kính. Phát huy được sở trường cộng thêm thị trưởng mới mẻ và đây triển vọng, ông đã chuyển hẳn sang mở xưởng sản xuất đá mài kính, nghiên cứu thêm nhiều công nghệ mới như làm kính trong, kính mờ, kính màu sử dụng trong nhà tắm. Bằng sự mới 

lạ trong sản xuất, sự đảm bảo trong chất lượng, giá thành lại hợp lý nên xưởng sản xuất của Phạm Hồng Vinh nhanh chóng trở thành đầu mối cho các đại lý lớn ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Khoảng thời gian đó, tên tuổi Vinh Coba nổi tiếng khắp thị trường xây dựng về sản xuất và chế tạo kính. Nhưng dòng chảy của thị trường đã nhấn chìm thương hiệu Vinh Coba khi những sản phẩm kính mờ, kính màu của Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Với giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, phong phú, những mặt hàng kính của Trung Quốc đã đánh trúng tâm lý người tiêu dùng trong nước. Kính Vinh Coba bị thất thế, các cơ sở sản xuất kính của Phạm Hồng Vinh buộc phải phá sản. Nợ ngập đầu, hàng tồn đọng, cả gia đình ông phải rời Hà Nội về Sơn Tây để bắt đầu lại từ đầu. May mắn được trời phú cho năng khiếu nghệ thuật về điêu khắc, hội họa, lại có nhiều kiến thức về hóa học, vật lí, ông quyết tâm lao vào nghiên cứu, sáng tạo và đã cho ra đời sản phẩm thiết bị gương chống mốc và bảng viết kính chống bụi. Theo nghệ nhân Phạm Hồng Vinh, hồi ấy việc sử dụng bảng xi măng là rất phổ biến, tuy nhiên lại có nhiều nhược điểm nên không thể sử dụng đại trà vì phải thường xuyên thay mới. Do vậy việc bảng viết kính ra đời đã khắc phục được tất cả những hạn chế trên nên được các trường đại học thời đấy đón nhận rộng rãi. Qua đó đã giúp gia đình ông trả hết nợ nần và có vốn đầu tư những hướng phát triển tiếp theo. 

Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đang giới thiệu các tác phẩm tranh kính 

Năm 2003, nhận thấy nhu cầu trang trí bằng tranh kính nghệ thuật cho các công trình xây dựng dần nhen nhóm, nhất là đối với bộ phận những gia đình khá giả. Vậy nên ông đã quyết định chuyển sang một hướng kinh doanh mới, đó là điêu khắc tranh trên kính. Có thể nói những bước đi của ông luôn đúng với thời điểm và bắt kịp với xu hướng cũng như thời cơ thị trường, tạo ra bước đột phá mới cho nền nghệ thuật nước nhà. 

TRANH KÍNH – “LUỒNG GIÓ MỚI” CỦA NỀN NGHỆ THUẬT NƯỚC NHÀ 

Tranh kính Coba là sự kết hợp độc đáo của ba yếu tố: điêu khắc, hội họa và công nghiệp. Nó được tạo ra từ kính – sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại và nghệ thuật điêu khắc - bộ môn đặc trưng của nghệ thuật thủ công. Như được phù phép, từng tấm kính được nghệ nhân Phạm Hồng Vinh thổi vào một linh hồn, mang sức sống diệu kì. Mỗi bức tranh kính được ông tạo ra bằng tất cả nhiệt huyết và lòng say mê nghệ thuật. Đó không chỉ là những bức tranh điêu khắc thông thường mà là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo mang thông điệp vô cùng sâu sắc với các đề tài thiết thực như môi trường, nghệ thuật thư pháp, trống 

NHÀ PHẦN 3: TẤM GƯƠNG KHOA HỌC 

KHOA HỌC TẦM NHÌN THẾ GIỚI SÁNG TẠO KỶ NGUYÊN 4.0 Scientist - World Vision đồng... Nhưng đó không chỉ là nghệ thuật thuần túy mà còn là nghệ thuật ứng dụng. Bởi hiện nay, nghệ nhân Vinh còn liên tục cải tiến công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học mới vào chế tạo các sản phẩm kính như: sản xuất thớt sạch đa năng, tranh kính cường lực an toàn, trần kính nghệ thuật, gương chống mờ hơi nước, cầu kính... Chính vì vậy sản phẩm Coba artglass vừa mang tính bài trí lại vừa phục vụ sinh hoạt mà ông gọi đó là “vật liệu xây dựng nghệ thuật”. Ông Vinh cho biết: “Thớt kính là sản phẩm có thể sử dụng rộng rãi trong mọi gia đình, giá thành phải chăng, có thể băm chặt thoải mái, không tạo mùn như thớt gỗ bình thường mà lại có thể dùng để trang trí nhà bếp”. Sản phẩm thớt kính, sàn kính của ông Vinh được tạo ra theo triết lí “Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và quay lại phục vụ cho cuộc sống nơi nó sinh ra”. Năm 2004, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh quyết định chuyển đổi cơ sở thành Công ty TNHH Sản xuất Thương mại CoBa. Đồng thời hướng việc bán hàng chủ yếu qua Internet với trang cobaartglass.com.vn và kinhnghethuat.com... Cũng vì thế mà nghệ nhân Phạm Hồng Vinh được mọi người gọi với cái tên thân mật là Vinh Coba. Đã gần 20 năm lăn lộn với nghề, nhiều công nhân đi và ở nhưng họ đều yêu mến ông, ngưỡng mộ và kính trọng những gì ông làm được. Sáng tạo trong suy nghĩ và hành động suốt những năm qua, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã nghiên cứu thành công rất nhiều công nghệ và ứng dụng thiết thực vào thực tế như: uốn kính, dán kính, khoan kính, mài kính nghệ thuật, điêu khắc kính nghệ thuật... Ông là 

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SÁNG TẠO VIỆT NAM

Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng quà lưu niệm tại Phủ Chủ tịch 

người luôn biết cách sáng tạo ra những cái mới và có tính ứng dụng cao, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thay đổi một ngành công nghệ phát triển đến tầm cao. Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh còn vận dụng men sứ nhẹ lửa để chuyển thành màu tranh kính siêu bền, nó có thể thích ứng với mọi điều kiện hay môi trường khắc nghiệt, cũng chịu được va đập, mài mòn, và không biến dạng bởi nhiệt độ cao... Chính vì thế mà tranh kính của Coba rất được ưa chuộng và là lựa chọn của nhiều người. Ông đã biến Công ty CoBa trở thành niềm hãnh diện của người dân Cửa ngõ Thủ đô, một ngành công nghiệp làm đẹp đã khẳng định được vị thế của mình với nhiều ngành làm đẹp khác. Sự ra đời các loại sản phẩm cao cấp có tính ứng dụng phổ biến trong trang trí và thay thế vật tư nội ngoại thất cũng chính là sự đi đầu mà Coba đã làm được. Dưới bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của ông, mỗi tấm kính trong suốt như được thổi hồn, kết hợp các mảng khối, màu sắc, tạo ra những sản phẩm nghệ thuật độc đáo, nhìn bắt mắt và cũng rất đỗi tinh tế. Những tác phẩm của ông khiến người nhìn phải xuýt xoa trước vẻ đẹp của nó. Chắc chắn ngoài vẻ đẹp ấy thì mọi người ai cũng nhìn thấy rõ tính ứng dụng 

của tranh kính trong trang trí nội thất. Bằng những nỗ lực, sáng tạo không ngừng nghỉ cùng những cống hiến cho sự phát triển của nền nghệ thuật nước nhà. Ngày 13/7/2012, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã vinh dự đón nhận bằng sáng chế độc quyền về quy trình sản xuất tranh nghệ thuật Coba do Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. Trong dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh và sản phẩm tranh kính nghệ thuật siêu bền của ông đã vinh dự có mặt trong top “200 doanh nghiệp tiêu biểu 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đợt 1”. Ngày 12/10/2012, ông chính thức được ra nhập Hội Mỹ thuật Việt Nam. Đầu năm 2014, ông cũng 

Nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đang thể hiện tác phẩm tranh kính 

THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY 

• Ba Cúp vàng, ba Huy chương vàng sản phẩm tranh kính, gương thiết bị vệ sinh, bảng kính, qua các kỳ triển lãm Quốc tế Vietbuild từ 2008-2010-2013. 

• Cúp thương hiệu mạnh và phát triển bền vững 

• Cúp bàn tay vàng 

• Cúp thương hiệu truyền thống, gia truyền nổi tiếng Hà Nội do báo “Người Hà Nội’’ trao tặng Nhiều bằng khen và giấy khen khác như: 

• Bảng vàng công đức Tôn tạo Đền Đô 

• Bảng vàng công đức tác phẩm Về nguồn tại khu di tích lịch sử quốc gia 27/7 

• Bằng chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao 

• Bằng chứng nhận danh hiệu nghệ nhân Làng Nghề Việt Nam 

• Bằng chứng nhận Nghệ nhân thành phố Hà Nội Là hội viên của những hội sau: 

• Hội Viên Hội Mỹ Thuật Việt Nam 

• Hội viên Hội kính Thủy tinh Việt Nam 

• Hội Viên Câu lạc bộ Nghệ nhân Hà Nội 

36 nghệ nhân thuộc một số ngành nghề khác vinh dự đón nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội do UBND TP. Hà Nội phong tặng. Ngoài ra, ông còn được trao tặng rất nhiều phần thưởng cao quý khác như: Cúp thương hiệu mạnh và phát triển bền vững; Cúp bàn tay vàng; Bảng vàng công đức tác phẩm “Về nguồn” tại khu di tích lịch sử quốc gia 27/7; Bằng chứng nhận hành Việt Nam chất lượng cao, cùng nhiều bằng khen cao quý khác. Có thể nói rằng “Mỗi người nghệ nhân là một người kí của thời đại” và người nghệ nhân tranh kính cũng vậy luôn muốn lưu giữ những tinh hoa giá trị văn hóa trên những mảnh kính vô tri vô giác. Biến kính nghệ thuật trở thành vật liệu ghi dấu chặng đường lịch sử của người dân dất Việt, đồng thời sản phẩm của tranh kính vẫn có tính ứng dụng cao trong cuộc sống đời thường. Và với nỗi niềm đau đáu của “người khai sinh” tranh kính, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh còn luôn mong muốn có thể phát triển tranh kính nghệ thuật trở thành một nghề truyền thống của dân tộc, là một nhịp cầu đưa nét đẹp của đất nước, con người Việt Nam đến gần hơn với bạn bè thế giới. 

 

Viết bình luận:

 
vinhcobaartglass vinhcobaartglass