Nhà điêu khắc

Nhà điêu khắc

Nhà điêu khắc-nghệ nhân Phạm Hồng Vinh là người nổi tiếng với tranh kính được những người yêu nghệ thuật chú ý. Với ông, mỗi sản phẩm làm ra phải bảo đảm chất lượng, vừa bền và cũng phải đạt được giá trị nghệ thuật cao. Hơn thế, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh còn ấp ủ mong muốn thể hiện những giá trị mỹ thuật cổ Việt Nam trên chất liệu kính để gìn giữ cho thế hệ sau. Để thực hiện mong muốn này, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã phải nhờ cậy đến nhiều nguồn thông tin khác nhau. Ông thường đọc những cuốn sách chuyên viết về lịch sử mỹ thuật Việt Nam như: “Lược sử mỹ thuật Việt Nam”, “Trang phục triều Lê - Trịnh”… của nhà nghiên cứu Trịnh Quang Vũ. Theo nghệ sĩ Phạm Hồng Vinh, đây là những nguồn thông tin quý, những ghi chép trong các cuốn sách giúp ông có thể tìm hiểu về trang phục cổ truyền của người xưa, qua đó vận dụng một cách chính xác vào tranh của mình.

Bên cạnh nguồn tham khảo là sách vở, nghệ sĩ Phạm Hồng Vinh còn tìm đến các bảo tàng để quan sát các hiện vật lịch sử. Ví như trong bức tranh “Long cuốn thủy” của ông thể hiện hình dáng con rồng thời Lý, ông đã lấy hình tượng con rồng trong Hoàng thành Thăng Long có 5 móng để làm ý tưởng chủ đạo, sau đó kết hợp với hình dáng của các con rồng có vảy ráp thô, to và vảy kẹ trên cột sắt ở một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, với sự chắt lọc của mình, hình ảnh con rồng thời Lý hiện lên trong bức tranh kính của ông đầy sống động và uy nghiêm. Nghệ sĩ Phạm Hồng Vinh chia sẻ: “Khi xây dựng những bức tranh về văn hóa của nước ta như ở thời Lý, Trần, Lê… tôi phải tìm những nét văn hóa còn lưu giữ được đến ngày nay để ghép thành một bức tranh. Hiện nay, tôi đang trong quá trình xây dựng từng hình ảnh một, tuy chưa được nhiều song làm như thế sẽ lưu giữ được nền văn hóa của cha ông trên chất liệu kính và nó sẽ rất bền vì đó là một tác phẩm được điêu khắc sơn ngược màu vô cơ thiêu kết ở 700 oC ,chất liệu kính và màu sắc được thủy tinh hóa tao độ bền vĩnh cửu”.

Tranh kính của nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã hạn chế được những nhược điểm của tranh kính châu Âu với khổ lớn hơn, khả năng chịu lực và độ an toàn cao cũng như tính nổi trội khi áp dụng vào các công trình xây dựng. Một điểm đáng chú ý nữa, đó là tranh kính của nghệ nhân Phạm Hồng Vinh sử dụng điêu khắc để khắc họa những chi tiết trên bề mặt kính vì thế nó cũng được xem như là một loại hình nghệ thuật điêu khắc.

Hiện nay, khi việc sáng tác tranh kính mỹ thuật ứng dụng trong nội thất và ngoại thất xây dựng đã dần đi vào ổn định, ông Vinh dành nhiều thời gian hơn cho việc phát triển ý tưởng của mình. Tuy nhiên, đây là công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ và mất nhiều công sức. Bởi lẽ đó, số tranh kính khắc họa nét văn hóa, nghệ thuật cổ truyền của ông còn chưa nhiều. (Các tác phẩm: Con rồng thời Lý, Hát xẩm, Chử Đồng Tử, Lạc Long Quân giết Giảo Long, Cô gái bên suối, Người con gái hát quan họ ,Lý Công Uẩn định đô thăng long,Nhật quang minh người chặt đầu Liễu thăng ở lạng sơn O du kích). Theo chia sẻ của ông Vinh: “Những tác phẩm mỹ thuật  này làm ra hầu như không bán được mà chỉ để lưu giữ lại, mỗi lần triển lãm thì mình đem ra trưng bày. Và có thể sau này, đó là một kho tàng của mình để mọi người tìm hiểu”.

Năm 2011 họa sỹ nhà điêu khắc phạm hồng vinh ra nhập hội mỹ thuật việt nam.theo ông khoảng tháng 8 năm 1012 sẽ có một gian hàng triển lãm mỹ thuật toàn quốc về loại hinh kính nghệ thuật của ông

Viết bình luận:

 
vinhcobaartglass vinhcobaartglass