Sự nghiệp tranh kính Việt nam -(Cổng thi đua khen thưởng giải thưởng VN )

Sự nghiệp tranh kính Việt nam -(Cổng thi đua khen thưởng giải thưởng VN )

Vinh DOANH NHÂN - NGHỆ NHÂN PHẠM HỒNG VINH
 
     
 

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP

 

Là người yêu thích và có năng khiếu hội hoạ mỹ thuật từ nhỏ, giám đốc Phạm Hồng Vinh đã tự lập phòng thí nghiệm nghiên cứu hoá công nghệ phân kim, nhuộm kim loại, đặc biệt là công nghệ Silicat.

Niềm đam mê đã giúp ông đạt nhiều thành tựu khoa học ứng dụng công nghệ, sản xuất nhiều sản phẩm mới cho xã hội .

Phạm Hồng Vinh tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1984, ra trường làm Thanh tra Trọng tài Kinh tế Nhà nước tỉnh Hà Sơn Bình. 

Năm1988, Ông ra ngoài theo Nghị định 79 thành lập HTX gốm sứ Tây Mỗ thuộc huyện Từ Liêm và thành lập Công ty sứ Hoàng Hải, sản xuất sứ điện 35kv, sứ dân dụng, gạ ch men kính tranh sứ….

Năm 1991, ông sản xuất và cung cấp đá mài kính, khi đó Hà Nội, Hải Dương có khoảng chục hiệu mài lọ hoa, cốc ly... Sau khi nghiên cứu công nghệ mài của Tiệp Khắc, ông đã chế tạo máy mài kính phẳng. Loại máy này cho phép mài bất kỳ loại hoa nào. Ông dùng nó mài các bức tranh Tú bình, ảnh Hồ Chí Minh, Bồ Tát… nhưng khổ tranh bị hạn chế nhỏ hơn 0,5 m2.

Đến năm 1992, giám đốc Phạm Hồng Vinh chế tạo thành công máy phun cát. Thời đó chưa có máy nén khí, ông phải chế tạo từ lốc điều hoà, máy nén khí ô tô. Nhưng công nghệ phun cát mới đánh dấu bước quan trọng trong cuộc đời khắc tranh kính.

Năm 1993, ông mua được đầu máy nén khí cũ và tập trung sản xuất kính mờ và gương tủ đứng, tủ ly. Giai đoạn này ông sản xuất số lượng hàng hoá khổng lồ cung cấp cho các đại lý gương kính lớn Hà Nội. Khách hàng làm tranh kính lúc này rất hạn chế do chưa có nhu cầu và giá thành cũng rất đắt bởi công nghệ lạc hậu. 

Đến năm 1994, công nghệ máy tính mới du nhập vào Việt nam. Giám đốc Vinh đã sử dụng vào việc làm tranh, rút ngắn giai đoạn sản xuất và lưu trữ tranh trên máy. 

Năm 1996, ông nhập được mầu thuỷ tinh Hàn Quốc và công nghệ điêu khắc tranh hoàn thiện. Ứng dụng đầu tiên công nghệ mới là sản xuất gương thiết bị vệ sinh, chống thấm, chịu môi trường độ ẩm cao. Hàng trăm mẫu mã gương ra đời bền đẹp long lanh thay thế các sản phẩm gương nhập từ nước ngoài. Vào thời gian này, ông còn nghiên cứu thành công công nghệ hoá mờ và hoá trong các sản phẩm mài. Đáp ứng kịp thời cho ngành thuỷ tinh Việt Nam sản xuất bong lốp, lọ hoa, cốc mờ… Khách hàng lớn nhất là nhà máy thuỷ tinh Hà Nội. HTX thuỷ tinh Thành Công, Chung Thuỷ, Thanh Sơn. Công nghệ hoá mờ được đưa vào sản xuất bảng kính ít bụi. Hàng nghìn bảng kính được thay thế bằng gỗ cho các trường Đại học, Trung học ở miền Bắc. Công ty thiết bị đồ dùng giảng dạy của Bộ Đại học cung cấp…

Từ đó đến nay, ông liên tục cải tiến công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học mới vào việc chế tạo các sản phẩm kính như sản xuất thớt sạch đa năng, tranh kính cường lực an toàn, trần kính nghệ thuật, gương chống mờ hơi nước, cầu kính …Các sản phẩm của VinhCoba nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Khách hàng ngày càng tin dùng, nhu cầu kính nghệ thuật điêu khắc ngày càng gia tăng. 

Năm 2004, giám đốc Phạm Hồng Vinh quyết định chuyển đổi cơ sở thành Công ty TNHH Sản xuất Thương mại CoBa. Định hướng việc bán hàng chủ yếu qua hệ thống mạng Internet với tên miền: cobaartglass.com.vn, kinhnghethuat.com…

Gần hai chục năm lăn lộn với nghề các lớp thợ vào, ra không biết bao nhiêu người. Người có điều kiện mở công ty riêng, còn nhiều người ở lại gắn bó với CoBa. Họ tình nguyện suốt đời đi theo con đường điêu khắc kính. Ngày nay các học trò đã trưởng thành, họ có tay nghề vững vàng, sắp đến lúc ông được nghỉ ngơi và dìu dắt Công ty phát triển cao hơn nữa, sản phẩm đi xa hơn nữa.

Giám đốc Phạm Hồng Vinh là thành viên Hiệp hội Kính Việt Nam. Qua các đợt triển lãm, ông luôn được trao tặng nhiều Cúp vàng, Huy chương vàng , nhiều Đài truyền hình về Công ty xin làm phóng sự để quảng bá sản phẩm mới của VinhCoba. Các hãng Tạp chí, Báo điện tử… trong và ngoài nước cũng hết lời ca ngợi. Riêng CoBa được các tạp chí Quốc tế đề cử là Công ty có sản phẩm chất lượng cao đạt giải thưởng quốc tế BID.

Trong nhiều giải thưởng, Giám đốc Vinh cảm thấy tự hào nhất là lần ông nhận Giải thưởng ĐÔI BÀN TAY VÀNG CHO NGHỆ NHÂN và CÚP SIÊU MẠNH VÀ PHÁT TRIÊN BÊN VỮNG đúng dịp Hà Nội 1000 năm Thăng Long. Công ty CoBa chính là niềm hãnh diện của người dân Cửa ngõ Thủ đô, một ngành công nghiệp làm đẹp đã khẳng định được vị thế. Sự ra đời của CoBa với việc sản suất các loại sản phẩm cao cấp có tính ứng dụng phổ biến trong trang trí và thay thế vật tư nội ngoại thất cũng chính là sự đi đầu, hướng dẫn thị trường và khả năng đáp ứng cao, thay thế hàng nhập ngoại, để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, đó cũng là điều giám đốc Vinh làm được.

 

BẢNG VÀNG THÀNH TÍCH

 

 Cúp bàn tay vàng năm 2010

 Bằng chứng nhận danh hiệu nghệ nhân làng nghề Việt Nam năm 2011

 

Nghệ nhân tranh khắc kính Phạm Hồng Vinh: Lưu giữ văn hóa bằng... tranh kính

 

Nhà điêu khắc - nghệ nhân Phạm Hồng Vinh là người nổi tiếng với tranh kính được những người yêu nghệ thuật chú ý. Với ông, mỗi sản phẩm làm ra phải bảo đảm chất lượng, vừa bền và cũng phải đạt được giá trị nghệ thuật cao. Hơn thế, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh còn ấp ủ mong muốn thể hiện những giá trị mỹ thuật cổ Việt Nam trên chất liệu kính để gìn giữ cho thế hệ sau. Để thực hiện mong muốn này, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã phải nhờ cậy đến nhiều nguồn thông tin khác nhau. Ông thường đọc những cuốn sách chuyên viết về lịch sử mỹ thuật Việt Nam như: “Lược sử mỹ thuật Việt Nam”, “Trang phục triều Lê - Trịnh”… của nhà nghiên cứu Trịnh Quang Vũ. Theo nghệ sĩ Phạm Hồng Vinh, đây là những nguồn thông tin quý, những ghi chép trong các cuốn sách giúp ông có thể tìm hiểu về trang phục cổ truyền của người xưa, qua đó vận dụng một cách chính xác vào tranh của mình.
 

 

Bên cạnh nguồn tham khảo là sách vở, nghệ sĩ Phạm Hồng Vinh còn tìm đến các bảo tàng để quan sát các hiện vật lịch sử. Ví như trong bức tranh “Long cuốn thủy” của ông thể hiện hình dáng con rồng thời Lý, ông đã lấy hình tượng con rồng trong Hoàng thành Thăng Long có 5 móng để làm ý tưởng chủ đạo, sau đó kết hợp với hình dáng của các con rồng có vảy ráp thô, to và vảy kẹ trên cột sắt ở một ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc, với sự chắt lọc của mình, hình ảnh con rồng thời Lý hiện lên trong bức tranh kính của ông đầy sống động và uy nghiêm.

Nghệ sĩ Phạm Hồng Vinh chia sẻ: “Khi xây dựng những bức tranh về văn hóa của nước ta như ở thời Lý, Trần, Lê… tôi phải tìm những nét văn hóa còn lưu giữ được đến ngày nay để ghép thành một bức tranh. Hiện nay, tôi đang trong quá trình xây dựng từng hình ảnh một, tuy chưa được nhiều song làm như thế sẽ lưu giữ được nền văn hóa của cha ông trên chất liệu kính và nó sẽ rất bền vì đó là một tác phẩm được điêu khắc và được tôi trên kính”.
 

Tác phẩm tranh kính "Con rồng thời Lý"

 

Tranh kính của nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã hạn chế được những nhược điểm của tranh kính châu Âu với khổ lớn hơn, khả năng chịu lực và độ an toàn cao cũng như tính nổi trội khi áp dụng vào các công trình xây dựng. Một điểm đáng chú ý nữa, đó là tranh kính của nghệ nhân Phạm Hồng Vinh sử dụng điêu khắc để khắc họa những chi tiết trên bề mặt kính vì thế nó cũng được xem như là một loại hình nghệ thuật điêu khắc.

Hiện nay, khi việc sáng tác tranh kính ứng dụng trong nội thất và ngoại thất xây dựng đã dần đi vào ổn định, ông Vinh dành nhiều thời gian hơn cho việc phát triển ý tưởng của mình. Tuy nhiên, đây là công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ và mất nhiều công sức. Bởi lẽ đó, số tranh kính khắc họa nét văn hóa, nghệ thuật cổ truyền của ông mới dừng lại ở con số 6. (Các tác phẩm: Con rồng thời Lý, Hát xẩm, Chử Đồng Tử, Lạc Long Quân giết Giảo Long, Cô gái bên suối, Người con gái hát quan họ - PV). Theo chia sẻ của ông Vinh: “Những tác phẩm này làm ra hầu như không bán được mà chỉ để lưu giữ lại, mỗi lần triển lãm thì mình đem ra trưng bày. Và có thể sau này, đó là một kho tàng của mình để mọi người tìm hiểu”.

 

Nguồn: Theo QDND

 

Viết bình luận:

 
vinhcobaartglass vinhcobaartglass