Lịch sử tranh kính trên thế giới đã hình thành những thể loại tranh kính màu như các tấm, cục thủy tinh màu tự nhiên qua mài dũa tạo hình. Đến năm 100 sau công nguyên, nghề nấu thủy tinh ra đời và các tấm kính màu cũng dần xuất hiện.
Sang thế kỷ 12, dòng tranh thủy tinh (stainedglass) rất thịnh hành ở khắp các nhà thờ châu Âu. Đến thế kỷ 14-15, tranh kính được cải tiến nhờ công nghệ chế tạo màu men ceramic. Hình ảnh tranh kính trở lên đẹp mắt, sống động hơn.
Sau đó đến thời kỳ khủng hoảng tranh kính do công nghệ nhựa, màu polyme ra đời. Chiến tranh thế giới bùng nổ tàn phá các công trình nhà thờ, các cơ sở thủy tinh dần mai một... Đến tận thế kỷ 18-19, người Mỹ đã cho ra đời dòng tranh kính nhờ công nghề thủy tinh bạc chao (thủy tinh trắng đục) gọi là tranh Tyffany. Các mảng màu tranh kính nổi bật và cản các ánh sáng đi thẳng, không gây chói, lóa... Các vân mây trời, vân nước , vân lá... gọi là Mache, rất phong phú giúp khâu tạo hình trở lên dễ dàng hơn.
Vào thời gian này, Galle người Pháp đã sáng tạo ra công nghệ chế tạo đèn Galle với các công nghệ hóa ăn mòn, mài di, có thể Phun hạt mài. Công nghệ hóa chất phát triển kính khắc vẽ màu. Tranh gương ra đời và từ đó theo các dòng đạo lan truyền khắp thế giới.
Ở Việt Nam, công nghệ tranh kính du nhập vào thời nhà Nguyễn Ánh, tuy nhiên chủ yếu là dòng tranh gương, tranh kính vẽ màu, tranh ăn mòn axit. Dòng tranh Tyffani và stainedglass không được du nhập vì công nghệ thủy tinh màu vẫn là sản xuất độc quyền của các nghệ nhận thuỷ tinh ở châu Âu. Đến 50 năm sau, các tranh kính stainedglass trên cửa sổ nhà thờ ở Việt nam gần như bị hư hỏng nặng hoặc phải tháo bỏ vì không có cách sửa chữa .
Năm 1990, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh (người Hà Đông cũ, nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội) đã sáng tạo ra dòng tranh kính điêu khắc sử dụng màu men ceramic và cho đi qua lò cường lực. Dòng tranh kính mới này đựơc ông đặt tên là tranh kính Vinh Coba (Vinhcoba artglass). Vinh Coba đã kế thừa và phát triển công nghệ tranh kính cổ xưa, kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới của ngành thủy tinh, silicats, gốm sứ, công nghệ kỹ thuật số ... Nhờ đó, tranh kính Vinh Coba rất phong phú về hình ảnh, đa dạng về chất liệu thủy tinh. Tranh kính Vinh Coba đặc biệt có độ bền trường tồn phù hợp các công trình kiến trúc thế kỷ.
Ngày nay nhiều nhà thờ, lâu đài, biệt thự đã biết và ứng dụng tranh kính Vinh Coba vào thiết kế kiến trúc. Tranh kính Vinh Coba đã và đang phát triển lên tầm cao mới sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên, tranh kính Vinh Coba vẫn giữ được những bản sắc văn hóa và giá trị nghệ thuật Việt Nam từ ngàn đời nay. Đây chính là tự hào của người Việt Nam đối với thế giới.
Viết bình luận: