Lê Mã Lương
Lê Mã Lương (sinh 1950) là một tướng lĩnh cấp cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.[1]
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Thiếu tướng Lê Mã Lương sinh ra ở Trung Thành, Nông Cống, Thanh Hóa trong một gia đình liệt sĩ, bố đã hy sinh trong trận chiến Điện Biên Phủ.
Ông tình nguyện đi bộ đội lúc 17 tuổi, từ 1968 đến năm 1974, Lê Mã Lương đã tham gia nhiều chiến dịch ác liệt ở đường 9 Nam Lào, Lao Bảo, Cửa Việt, Quảng Nam, Đà Nẵng… 20/9/1971, Lê Mã Lương vinh dự được tuyên dương Anh hùng quân đội khi mới 21 tuổi.
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Lê Mã Lương còn tham gia chiến đấu chống nhóm kháng chiến dân tộc thiểu số FULRO tại Tây Nguyên, chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979. Sau đó, ông theo học khoa Sử, ĐH Tổng hợp Hà Nội, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, rồi được bổ nhiệm làm Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu. Năm 2006, ông chính thức được Nhà nước phong hàm Thiếu tướng.[1].
Phạm Xuân Thệ
Phạm Xuân Thệ (sinh năm 1947) là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2 (1995-2000), Tư lệnh Quân khu 1 (2002-2007).[1][2][3][4][5] Ông là người đã dẫn độ tổng thống Dương Văn Minh từ Dinh Độc lập đến Đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, chấm dứt Chiến tranh Việt Nam.[6]
Thân thế và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Ông sinh năm 1947 tại Khả Phong, Kim Bảng, Hà Nam. Ông nhập ngũ tháng 8 năm 1967.[7]
Tháng 8 năm 1974, ông được bổ nhiệm giữ chức Trung đoàn phó 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2[8]
Năm 1976 đến năm 1977, tốt nghiệp Học viện Quân sự Chính trị tại Đà Lạt.[7]
Năm 1980, ông được cử đi học tại Liên Xô (cũ).
Năm 1991, bổ nhiệm giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, Quân đoàn 2.[7]
Năm 1995, bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 2.[7]
Năm 2000, bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 1.
Năm 2002, bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân khu 1.[7]
Tháng 1 năm 2008, ông nghỉ hưu.[7]
Lịch sử thụ phong quân hàm[sửa | sửa mã nguồn]
Thượng úy (1972), Đại úy (1974).[8], Thiếu tá (1977), Trung tá (1981), Thượng tá (1985), Đại tá (1989).
Thiếu tướng (1995), Trung tướng (2002).[7]
Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]
Huân chương Chiến công Giải phóng hạng 3[7]
Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất[7]
Huy chương Quân kỳ Quyết thắng[7]
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước (2011)[7]
Viết bình luận: