Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận-  nghệ thuật kính điêu khắc  vinhcoba

Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận- nghệ thuật kính điêu khắc vinhcoba

Hồng y thứ 4 Việt Nam
Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình (1998 - 2002)
Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.(tranh khắc kính vinhcoba )


Giáo hội Công giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Chủ tịch
Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình
Tòa Hiệu tòa Vadesi
Bổ nhiệm Ngày 24 tháng 6 năm 1998
Hết nhiệm Ngày 16 tháng 9 năm 2002
Tiền nhiệm Roger Etchegaray
Kế nhiệm Renato Raffaele Martino
Phó Chủ tịch
Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình
Tòa Hiệu tòa Vadesi
Bổ nhiệm Ngày 24 tháng 11 năm 1994
Hết nhiệm Ngày 24 tháng 6 năm 1998
Tiền nhiệm Jorge María Mejía
Kế nhiệm Khuyết vị
Chức vụ bãi bỏ (2017)
Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Sài Gòn
Giáo tỉnh Giáo tỉnh Sài Gòn
Tổng giáo phận Tổng giáo phận Sài Gòn
Tòa Hiệu tòa Vadesi
Bổ nhiệm Ngày 24 tháng 4 năm 1975
Hết nhiệm Ngày 24 tháng 11 năm 1994
Tiền nhiệm Tiên khởi
Kế nhiệm Phaolô Bùi Văn Đọc
Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang
Giáo tỉnh Giáo tỉnh Huế
Tòa Giáo phận Nha Trang
Bổ nhiệm Ngày 13 tháng 4 năm 1967
Hết nhiệm Ngày 24 tháng 4 năm 1975
Tiền nhiệm Paul Raymond Marie Marcel Piquet Lợi
Kế nhiệm Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Các chức khác Hồng y đẳng phó tế nhà thờ Santa Maria della Scala (2001–2002)
Truyền chức
Thụ phong 11 tháng 6 năm 1953
Tấn phong 24 tháng 6 năm 1967
Thăng Hồng y 21 tháng 2 năm 2001
Thông tin cá nhân
Sinh 17 tháng 4 năm 1928
Huế, Việt Nam
Mất 16 tháng 9, 2002 (74 tuổi)
Rôma, Ý
Nơi an táng Nhà thờ Santa Maria della Scala, Roma
Hệ phái Công giáo
Nơi sinh trưởng Huế
Cha mẹ Ông Tađêô Nguyễn Văn Ấm
Bà Êlizabeth Ngô Đình Thị Hiệp
Khẩu hiệu Gaudium et Spes
(Vui mừng và Hy vọng)
Cách xưng hô với
Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
COA Cardinal Nguyenvanthuan.jpg
Danh hiệu Đức Hồng Y
Trang trọng Đức Hồng y
Thân mật Cha
Sau khi chết Đức Cố Hồng Y
Khẩu hiệu Vui mừng và Hy vọng
Tòa Nha Trang (1967–1975)
Vadesi (1975–2002)
Sài Gòn (phó 1975–1994)
Giáo triều Rôma (1994-2002)
Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận (1928–2002) là một Hồng y của Giáo hội Công giáo Việt Nam thuộc Giáo hội Công giáo Rôma. Ngoài tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, ông còn nói thông thạo bảy ngôn ngữ khác: Pháp, Anh, Ý, Ðức, Latinh, Nga, Trung Quốc.[1]

Ông sinh ngày 17 tháng 04 năm 1928 tại Huế trong một gia đình có truyền thống Công giáo, từng chịu tử đạo trong thế kỉ XVII.

Năm 1953, ông được thụ phong linh mục do Giám mục Tông Toà Giáo phận Huế Jean-Baptiste Urrutia Thi chủ phong. Tháng 4 năm 1967, linh mục Phanxicô Xaviê Thuận được Giáo hoàng Phaolô VI bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang, kế vị Giám mục Paul Raymond Marie Marcel Piquet Lợi.

Ngày 23 tháng 4 năm 1975, ông được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám mục hiệu tòa Vadesi, Tổng Giám mục phó của Tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông tạm hoãn về Sài Gòn, đến ngày 7 tháng 5 mới về để nhận nhiệm vụ mới.[2] Ngày 1 tháng 7 năm 1975, chính quyền yêu cầu Giám mục Nguyễn Văn Thuận trở về chức vụ cũ tại giáo phận Nha Trang như trước đây. Ngày 15 tháng 8 năm 1975, ông bị bắt, bị tù và cải tạo suốt 13 năm.

Năm 1989 ông được phép xuất ngoại sang Úc thăm cha mẹ, sau đó sang Roma gặp Giáo hoàng. Quay trở về Việt Nam, tháng 11 cùng năm, ông mắc bệnh viêm tiền liệt tuyến, đã được nhập viện Bệnh viện Việt Đức Hà Nội và được giải phẫu, nhưng bệnh tình nặng, nên đi Roma tiếp tục điều trị. Ông đến Roma tháng 4 năm 1990. Trong khi đang được điều trị bệnh tại Roma, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố ông không còn được trở lại Việt Nam.

Trong những năm 1992 và 1993, Tòa Thánh bàn luận với chính quyền Việt Nam, và đề nghị cho ông về Việt Nam làm Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Hà Nội nhưng không được chính quyền chấp nhận. Năm 1994, ông từ chức Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Tòa Thánh bổ nhiệm ông giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình. Năm 1998, Hồng y Roger Etchegaray về hưu, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch, khiến ông trờ thành người Công giáo Việt Nam nhận chức vụ cao nhất trong Giáo hội Công giáo Rôma từ trước đến nay.

Tháng 1 năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II chọn ông làm hồng y, và theo các báo quốc tế, ông cũng được đánh giá là ứng cử viên sáng giá kế vị giáo hoàng Gioan Phaolô II già yếu. Ngày 16 tháng 9 năm 2002, vì bị ung thư tiền liệt tuyến, ông qua đời tại Rôma.

Ngày 17 tháng 9 năm 2007, Giáo hội Công giáo Rôma bắt đầu những thủ tục đầu tiên cho việc tuyên phong chân phước và phong thánh cho ông.[3]

Ngày 05 tháng 07 năm 2013, người Công giáo Việt Nam tưng bừng tổ chức lễ bế mạc của các giai đoạn giáo phận của tiến trình phong chân phước cho Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Mặc dù ông chưa được phong thánh, các tín hữu Việt Nam đã coi ông là một vị thánh và xem ông như một biểu tượng của Giáo hội Việt Nam.

Ngày 04 tháng 05 năm 2017, Giáo hoàng Phanxicô đã phê chuẩn các sắc lệnh của Bộ Tuyên thánh, tiến thêm một bước trong án tuyên thánh cho Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Giáo hoàng đã công nhận nhân đức anh hùng của Hồng y Nguyễn Văn Thuận từng bị cầm tù vì đức tin tại Việt Nam trong suốt 13 năm, trong đó có 9 năm biệt giam. Giáo hoàng tuyên bố Hồng y Thuận là Đấng đáng kính, đây là bước tiến quan trọng trong án phong thánh cho ông.[4]

Ngôi đền thánh Cha Nguyễn vắn Thuận mà vinhcopba tâm huyết nhất 2018
Nhà thờ Giang Xá . Trôi . Hà nội

Viết bình luận:

 
vinhcobaartglass vinhcobaartglass