Tìm Hiểu Về Hai Thánh Gác Của Nhà Thờ.

Tìm Hiểu Về Hai Thánh Gác Của Nhà Thờ.

1: Thánh Phêrô

Thánh Phêrô (Tiếng Hy LạpΠέτροςPétros "Đá", Kephas hoặc thỉnh thoảng là Cephas) là tông đồ trưởng trong số mười hai Tông đồ của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô được Chúa trao cho quyền cai quản Hội Thánh. Ông là con trai của Giona và là anh em ruột của Anrê - một vị thánh khác trong 12 Tông đồ của Chúa Giêsu.

Nguồn sử liệu chính giúp chúng ta tìm hiểu về cuộc đời của ông là sách Tân Ước mà chủ yếu là bốn sách Phúc Âm và sách Tông đồ Công vụ. Tân ước nhắc đến Phêrô khoảng 154 lần, dưới danh xưng Hy Lạp Petros, thường gắn liền với tên Do Thái Simêon (đọc theo kiểu Hy Lạp là "Simon"). Tên khai sinh của ông là Simon, và tên của cha là Gioan.[1]Danh xưng tiếng Hy lạp "Petros" gốc từ "petra" có nghĩa là "đá", do Chúa Giêsu đặt cho ông; trong tiếng Aram là Kêpha (xuất hiện trong các thư của Thánh Phaolô).

Truyền thống Công giáo cho rằng ông là Giám mục của Rôma và là vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma. Niên giám Tòa Thánhnăm 1838 dưới triều đại của Giáo hoàng Grêgôriô XVI cho rằng ông trở thành Giám mục Rôma vào năm 42 và ở ngôi trong vòng 25 năm.[2] Niên giám Tòa Thánh năm 2003 xác định rằng thời gian bắt đầu triều đại của ông không rõ và kéo dài tới năm 64.[3] Phêrô cũng là người sáng lập nên Giáo đoàn tại Antioch và là người lãnh đạo của cộng đồng tín hữu tại đây trong vòng 7 năm liền.[4]

Tuy nhiên một số học giả như John Dominic Crossan, Richard G. Watts, Hans Kung, Uta-Ranke Heinemann,... cho rằng thông tin Phêrô được bổ nhiệm làm Giáo hoàng đầu tiên là do chính Giáo hội bịa đặt nhằm củng cố và thần Thánh hóa quyền lực của mình

Từ nguyên về các tên gọi của Thánh Phêrô

 

Tranh vẽ theo phong cách Frescoe về Thánh Phêrô đang cầm chìa khóa Nước Trời do họa sĩ Ý Andrea Vanni sáng tác, niên đại khoảng năm 1390.

Tên khai sinh của ông là Shimon, hay Simeon, Simon (tiếng Anh) và Si-mon (tiếng Việt). Về sau Chúa Giêsu đặt gọi ông là "Phêrô", theo tiếng La Tinh là "Petrus", một danh từ giống đực của danh từ giống cái petra mang nghĩa là "đá". Trong tiếng Hy Lạp, tên của ông là "Πέτρος (Petros)", cũng là dạng giống đực của πέτρα (petra) là "đá" - chú ý rằng chữ "petra" này là từ mượn gốc Hy Lạp của tiếng La Tinh. Trong nhiều trường hợp ông cũng được gọi là Si-mon Kê-pha; (Tiếng Aramaic:Šimʻōn KêfâTiếng Syriac: ܫܶܡܥܽܘܢ ܟ݁ܺܐܦ݂ܳܐ Sëmʻān Kêfâ), gọi theo tên của Phêrô trong tiếng Aram được Hy Lạp hóa.

Phiên bản tiếng Anh và tiếng Đức của chữ Phêrô là "Peter" (Pitơ), tiếng Pháp là "Pierre" (Pie), tiếng Ý là "Pietro" (Piêtrô), tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là "Pedro" (Pêđrô), tiếng Ba Lan và tiếng Nga là "Piotr" (Piốt). Các phiên bản (giống cái) của từ "đá" (petra) cũng tương đối khá giống nhau trong nhóm ngôn ngữ Rôman: tiếng Tây Ban Nha là piedra, tiếng Ý là pietra, tiếng Pháp là pierre, và tiếng Bồ Đào Nha là pedra.

Trong tiếng Aram và Syriac, từ "đá" dược gọi là "kêpha" (cephas), sang tiếng Hy Lạp nó trở thành chữ tiếng Hy LạpΠέτρος.[10][11] Như vậy, trong nhiều trường hợp Phêrô cũng được gọi bằng các tên Simon Phêrô và Kêpha (Cephas (tiếng Hy Lạp: Κηφᾶς) hay Kepha (tiếng Hebrewכיפא‎, cả Cephas và Kepha đều mang nghĩa là "đá").[12]

Tuy nhiên, nhà thần học Công giáo Rudolf Pesch cho rằng từ cepha trong tiếng Aram mang nghĩa "cục đá, cục đất, cuộn" và "đá" chỉ là nghĩa rộng; trong khi đó từ tiếng Hy Lạp petra mang nghĩa "grown rock, dãy núi đá, vách đá, hang động" và petros có nghĩa là "tảng đá nhỏ, đá lửa, đá để ném, tảng đá lăn".[13]

Cuộc đời trong Kinh Thánh

Gia đình

 

Tại Capernaum miền Bắc Biển hồ Galilea. Một nhà thờ Chính Thống giáo đã được xây dựng trên phần đất được xem là nhà của Phêrô xưa

Ông sinh tại Bethsaida, một thị trấn nhỏ thuộc miền Galilea, trên bờ biển Tiberia, xứ Palestine. Ông đã có một người mẹ vợ chính thức được đề cập đến trong Kinh Thánh và được Giêsu chữa lành một cách kỳ diệu (Mátthêu 8:14-15, Luca 4:38, Máccô 1:29-31). Theo Clement thành Alexandria[14] thì Phêrô đã lập gia đình, có những đứa con, vợ của ông đã chịu đau khổ và chịu tử vì đạo.

Theo một số truyền thuyết có ít nhất từ thế kỷ thứ sáu thì con gái của Phêrô là Petronilla [15]. Tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở bàn thờ của Thánh Petronilla được vẽ bởi Guercino, 1623, Cristofari, 1730. Giáo hoàng Clement I [16]viết: " Phêrô và Philipphê là cha của những đứa trẻ; [...] Khi Thánh Phêrô nhìn thấy vợ của mình bị dẫn đi tử hình, ông đã rất hoan hỉ bởi vì lệnh đòi và sự trở về nhà cha của bà, bà là nguồn động viên, an ủi rất lớn và ông nói với bà: "Hãy nhớ tới Thiên Chúa". Đó là sự kết hợp của những vị thánh và họ là một sự sắp đặt hoàn hảo hướng về những gì thánh thiện nhất".

Thánh Phaolô có vẻ như đã nhắc tới vợ của Phêrô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô:

Phải chăng tôi không có quyền ăn uống, không có quyền đem theo một người chị em tín hữu như các tông đồ khác, như các anh em của Chúa và như ông Kêpha

— Thư gửi tín hữu Côrintô chương 9, câu 5.

Vị trí trong 12 sứ đồ

Phêrô là anh em với ông Anrê. Hai ông làm nghề đánh cá ở Caphanaum bên cạnh hồ Galilê (Mátthêu: 4,23). Ông đã gặp Chúa Giêsu qua sự giới thiệu của Anrê. Ông đến gặp Chúa Giêsu và được Người đặt tên là Phêrô (Gioan: 1, 42). Phúc âm Luca cho chúng ta biết thêm: ông trở thành môn đệ của Chúa Giêsu sau khi Chúa cho ông đánh được một mẻ lưới đầy cá (Luca: 5, 4:11).

Theo các sách Phúc âm (Máccô: 1,16-18; Mátthêu 4,18-22; Luca 5,1-11; Gioan), ông thuộc vào số những người đầu tiên được Ðức Giêsu kêu gọi làm môn đệ (cùng với Anrê, Gioan và Giacôbê). Trong danh sách của 12 tông đồ, ông luôn được xếp hàng đầu (Máccô 3,16-19; Mátthêu 10,2-4; Luca 6,14-16; xem thêm Công vụ: 1,13). Tên của ông luôn được nhấn mạnh (Mátthêu: 10:2): "Duodecim autem Apostolorum nomina haec: Primua Simon qui dicitur Patrus.." Sau đây là tên của mười hai Tông đồ đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là Phêrô, Máccô 2: 14 – 16: Và Người lập nhóm mười hai để các ông ở lại với Người và để Người sai các ông đi rao giảng và đặt tên cho Simon là Phêrô. Luca 6: 13 -14: "Et cum dies factus esset, vocavit discipulos suos, et elegit duodecim ex ipsis Smonem quem cognominavit Petrum...(Đến sáng, Người kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông. Đó là ông Simon mà người gọi là Phêrô. Trong nhiều dịp khác, Phêrô đã nhân danh các tông đồ khác mà nói (Mt. 15:15; 19:27; Lc. 12: 41...). Khi Chúa Giêsu nói với các tông đồ thì Phêrô nhân danh họ (Mátthêu: 16 – 16). Thường thì Người nói riêng với Phêrô (Mátthêu: 26: 40; Luca: 22 – 31).

Người giữ chìa khóa Nước Trời - Lãnh đạo của Giáo hội do chúa Giêsu thiết lập

 

Đối với cộng đồng tín hữu Công giáo, bằng chứng quan trọng cho thấy Thánh Phêrô là lãnh đạo của Giáo hội do chúa Giêsu thiết lập được tìm thấy trong Kinh Thánh, chương Mátthêu 16:17-39 và Gioan 21: 15-17.[9] Cụ thể, khi đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi (Xê-da-rê Phi-líp-phê) ông là người đã tuyên xưng Giê-su là Con Thiên chúa. Và cũng chính tại đây, ông đã được Chúa Giê-su đặt là người đứng đầu tuyên bố tính thiên sai của Chúa Kitô và làm nền móng cho Giáo hội:

Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy

— Matthew 16,18-19.

Đoạn văn trên được Giáo hội Công giáo lấy làm nền tảng khi nói về địa vị và vai trò của mình là Hội Thánh duy nhất do chính Chúa Giêsu lập với tính chất "thông công" trong dân Chúa.

Nội dung và quan điểm của bài hoặc đoạn này có thể thể hiện một tầm nhìn chưa mang tính toàn cầu.
Xin cải thiện bài này hoặc thảo luận về vấn đề này tại trang thảo luận.

Tuy nhiên, đã có những ý kiến phủ nhận việc Phêrô được Chúa Giêsu bổ nhiệm làm người đứng đầu Giáo hội. Nhà nghiên cứu Kitô giáo John Dominic Crossan đã khẳng định Giêsu không hề có ý định lập một giáo hội riêng biệt hay một tôn giáo riêng biệt, mặc dù ông không phủ nhận việc Giêsu có thể đã có những ý tưởng và chương trình cụ thể về việc thành lập một cộng đồng cư dân với tín ngưỡng làm mối dây liên kết.[6] Nhà thần học Hans Küng cũng cho rằng Giêsu không hề có ý tưởng về việc thành lập một tôn giáo lớn được tổ chức bởi chính ông, và ý tưởng về một cộng đồng riêng biệt tách khỏi khối dân cư Do Thái cổ xưa hoàn toàn là "một nhân tố hậu Phục sinh", sáng tác ra bởi cộng đồng giáo dân tại Palétxtin, hay thậm chí trong giai đoạn muộn hơn bởi cộng đồng của Mátthêu.[7][17] Bị định hướng bởi nhận thức mình đang sống trong giai đoạn mạt thế, Giêsu không hề tuyên xưng về một Giáo hội, về bản thân mình, mà về chính Nước Trời. Küng cũng chỉ ra rằng, nhiều chi tiết trong Thánh kinh cho thấy nhiều điều không hay ho về tư cách đạo đức và trình độ học thức của Phêrô, và không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy quyền lực pháp lý của Phêrô dưới tư cách là một lãnh tụ tối cao hay một "Giám mục thành Rôma"; rõ ràng mặc dù có ảnh hưởng nhất định, Phêrô đã phải chia sẻ quyền lãnh đạo với nhiều Tông đồ khác, tỉ như nhóm Mười Hai hay nhóm "ba cột trụ"[17]. Giáo sư thần học Uta-Ranke Heinemann thì nhận định: Giáo hội đã biến Giêsu thành công cụ tuyên truyền, và các chi tiết về sự thành lập Giáo hội tỉ như việc tuyên bố Phêrô là "phiến đá" xây dựng Giáo hội thực chất là những chi tiết được ngụy tạo và thêm thắt bởi những người biên soạn Thánh kinh.[8] Trên thực tế, sau khi đạo Kitô được lan tỏa nhanh chóng trong cộng đồng dân cư thời đó, giáo hội đã nhận thức được tầm quan trọng then chốt của mối dây liên kết giữa cộng đồng tín hữu Kitô với các tông đồ của chúa Giêsu, và đó là lý do để giáo hội Kitô thành lập sự liên hệ của mình với Thánh Phêrô.[9]

Đi trên mặt nước

Tất cả bốn sách phúc âm đều ghi lại việc Chúa Giêsu đi trên mặt nước. Mát-thêu còn mô tả thêm việc Phê-rô đi bộ trên mặt nước nhưng khi ông sợ hãi thì ông bắt đầu chìm (Mt 14: 28 – 31). Phêrô đã nhân danh các tông đồ khác biểu lộ lòng trung thành với Giêsu.

Sau khi nói về mầu nhiệm Mình và Máu của Người (Ga. 6:22t) nhiều người trong nhóm môn đệ đã bỏ Người mà đi. Giêsu hỏi nhóm mười hai thì Phêrô liền đáp:

"Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết theo ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là đấng Thánh của Thiên Chúa".

Cùng với Giacôbê và Gioan, ông Phêrô được chứng kiến vài biến cố quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu như khi Người cho con gái ông Giairô chết sống lại (Mc. 9:1; Lc. 8:51); sự hiển dung của Đức Kitô (Mt.9:1; Lc. 9:22); cơn hấp hối trong vườn Giếtsimani (Mt. 26:37; Mc. 14:33). Cũng trong rất nhiều dịp khác, Giêsu đã ưu đãi ông hơn những người khácChối Chúa Giêsu

Tin mừng Gioan cho biết: trong bữa ăn tối cuối cùng trước khi chịu tử nạn, Giê-su đã rửa chân cho các môn đệ. Phê-rô đã từ chối không để cho thầy rửa chân cho ông: "Thầy mà lại rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu". Nhưng khi Giê-su nói " Nếu thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy" thì ông lại xin Chúa rửa cả tay và đầu của ông nữa.

Trong cuộc Tử nạn của Giêsu, mặc dù Phêrô đã cam đoan sẽ sống chết với Thầy cho dù các đồng bạn tháo chạy (Mc 14,19.30-31), nhưng đến khi Thầy bị bắt, thì ông đã chối mối quan hệ giữa ông và Thầy Giê-su ba lần (Mc 14,66-72). Tuy vậy, theo các tác giả Phúc âm, ba lần ông chối Thầy đã được Giê-su tiên báo: "Thầy bảo thật anh, nội đêm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần" (Mt 26: 30-35, Mc 14: 26-31; Lc 22: 31- 34; Ga 13: 36 – 38). Ông đã được ơn hoán cải và hơn thế nữa, được uỷ thác nhiệm vụ củng cố anh em mình "Và Thầy đã cầu nguyện để con khỏi mất đức tin. Và phần con, khi đã trở lại, con hãy làm cho anh em con vững tin." (Lc 22,31-32).

Chém đứt tai tên đầy tớ

Cả bốn phúc âm đều kể lại rằng: khi Giê-su bị bắt, một trong những kẻ theo Người liền vung tay, tuốt gươm và chém đứt tai phải một tên đầy tớ của thượng tế (Mt 26,51; Mc 14,47; Lc 22,50; Ga 18: 10 – 11). Phúc âm Gioan cho biết người tuốt gươm là Phê-rô, còn tên đầy tớ bị chém đứt tai tên là Man-khô (Tiếng Anh: Malchus). Giê-su đã chữa liền tai cho tên đầy tớ (Lc 22,51).

Tử vì đạo

Mô tả cái chết của Thánh tông đồ Phêrô với hình Thánh giá ngược.

Tháng 8 năm 64, Hoàng đế Nero bắt đầu bách hại giáo dân Ki-tô giáo.

Theo một truyền tụng, Phê-rô quyết định đi khỏi Rôma tìm nơi trú ẩn. Nhưng trên con đường Appia, gần cửa Capena, ông đã gặp Chúa Giêsu vác thập giá trên vai. Phêrô hỏi:

"Lạy Chúa, Chúa đi đâu?" (Quo Vadis, Domine?).

Chúa Giê-su đáp:

"Thầy vào thành Roma để chịu đóng đinh một lần nữa".

Phêrô hiểu ra ẩn ý của Chúa. Ông trở vào thành và chịu tử đạo. Sau này, người ta đã xây ngay chỗ Chúa hiện ra với Phê-rô một Thánh đường, mang danh hiệu Quo vadis, Domine? Vào thế kỷ thứ 3, nhiều tác phẩm ra đời (thí dụ: Công vụ của Phêrô), bổ túc thêm các chi tiết về việc Thánh Phêrô gặp Chúa Giê-su vác thập giá khi ông lánh nạn khỏi Rôma (cảnh Quo vadis), việc bị giam ở ngục Mamertina, và bị xử đóng đinh ngược đầu vào thập giá vì thấy không đáng được chết như Thầy mình.

Theo lưu truyền, Phê-rô bị bắt và bị tống giam. Tại nhà ngục, ông đã cảm hóa hai người lính canh ngục tên là Processus và Martinianus. Cả hai được rửa tội và tử đạo. Cuối cùng vì không có quốc tịch Rô-ma, ông bị kết án tử hình trên thập tự. Bị dẫn tới hý trường Caligula trên đồi Vatican, trông thấy thập giá, Phê-rô cảm thấy mình không xứng đáng được chết như thầy mình, đã yêu cầu được đóng đinh ngược.

Sau khi chết, thi hài của ông được chôn táng trong một nghĩa trang gần nơi xử, tức chỗ xây cất đền Thánh Phê-rô ngày nay trên đồi Vatican. Năm 258, chiếu chỉ Valerianus đe dọa các nghĩa trang Ki-tô giáo, người ta đem xác Thánh giấu trong hang tọa đạo trên đường Appia. Khi cơn bách hại lắng dịu, giáo dân lại đưa hài cốt trở về nơi cũ. Ngày 29 tháng 6 năm 258 ghi trong cuốn Martyrologium hieronimianm chưa chắc đã đúng.

Theo cuốn Liber Pontificialis thì chính Giáo hoàng Corneliô (vào khoảng năm 251, năm Decius chết và cuộc bách hại tạm ngưng) là người đã rước hài cốt thành Phê-rô và Phao-lô về đồi Vatican và đường Ostia. Nếu người ta nhận lưu truyền rằng hài cốt của hai Thánh tông đồ được cất giấu trong hang toại đạo suốt 40 năm, thì cuộc rước xương Thánh vào hầm mộ Thánh Sebastina phải từ thời Giáo hoàng Zepherinô (199 – 217) dưới triều Septimus-Severus. Năm 1915, khi người ta đào bới hang toại đạo, còn thấy trên tường 150 bút ký viết bằng chì những lời cầu khẩn của Phê-rô và Phao-lô.

nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/

Viết bình luận:

 
vinhcobaartglass vinhcobaartglass