"Hãy tưởng tượng hoa loa kèn sinh trưởng như thế nào: nó không tốn công sức cũng không vất vả. Nhưng ta nói với các anh em rằng, thời huy hoàng nhất của Solomon, hoa mà ông ấy đội không bằng một bông hoa này!"
( Theo Phúc âm Luca chương 12 tiết 44)
Trong nghệ thuật truyền thống châu Âu, hoa loa kèn và Đức Mẹ Đồng Trinh cũng có quan hệ mật thiết với nhau. Là biểu tượng của sự tinh khiết, hoa loa kèn còn đại diện cho việc vô tội của Chúa Giê-su. Ngoài ra, hoa loa kèn còn liên quan đến sự phục sinh của Chúa Giê-su, đây cũng là một truyền thống được tiếp nối vào Lễ Phục sinh.
Mặc dù bây giờ hoa loa kèn đã trở thành biểu tượng của Lễ Phục sinh, chúng ta vẫn có thể hiểu được sự khởi đầu của lịch sử biểu tượng này bằng cách xem các bức tranh về Đức Mẹ Đồng Trinh Mary. Theo Cơ Đốc giáo, đặc biệt là Thiên Chúa giáo, Thiên Thần Gabriel đã đến gặp Đức Mẹ và nói với bà rằng bà sắp trở thành mẹ của Chúa Giê-su, có thể đặt tên cho đứa trẻ là Giê-su. Sự kiện này được gọi là “Thiên Thần báo hỷ” (Luca 1: 26-39).
“Thiên Thần báo hỷ” diễn ra vào ngày 25 tháng 3, và cùng ngày đó vào 9 tháng sau là ngày sinh nhật của Chúa Giêsu. Hàng năm lễ “Thiên Thần báo hỷ” được tổ chức vào ngày 25 tháng 3, cũng là lúc mùa xuân hoa loa kèn nở rộ. Trong nghệ thuật truyền thống Châu Âu, “Thiên Thần báo hỷ” là chủ đề tranh được chọn nhiều nhất.
Các tác phẩm nghệ thuật sớm nhất được biết đến mô tả về chủ đề này, bắt nguồn từ các nhà thờ Gothic, có niên đại từ thế kỷ 12. Các tác phẩm đầu tiên được mô tả là hoa cắm trong bình, nhưng chúng dần bị thay thế bằng hoa loa kèn. Kể từ khi chủ đề này được đưa ra, các bức tranh mô tả “Thiên Thần báo hỷ” cũng bắt đầu phát triển một loạt các phong cách và phương pháp sáng tác khác nhau. Nhưng điểm giống nhau lớn nhất trong các tác phẩm này, là chúng đều sử dụng hoa loa kèn như một biểu tượng cho sự thuần khiết vĩnh cửu của Đức Mẹ Maria.
Trong một vài ví dụ tiếp theo, bạn có thể thấy các phong cách nghệ thuật khác nhau diễn giải hoa loa kèn như thế nào. Bức thứ nhất là bức “Thiên Thần báo hỷ” (bức 1) được vẽ bởi họa sĩ thời kỳ Phục hưng miền Bắc Jan van Eyck vào năm 1434-1436, vốn là một bức bình phong. Người họa sĩ đã chọn một đàn tế làm nền để truyền tải nhiều thông điệp quan trọng đến người xem bên trong nhà thờ.
Ở nửa dưới của tòa nhà, Đức Mẹ Đồng Trinh và Thiên Thần Gabriel đứng, xung quanh rất rực sáng. Điều này đánh dấu sự ra đời của Chúa Giêsu, vì Chúa Giê-su còn được gọi là “ánh sáng của thế gian” (Ma-thi-ơ 5:14). Những viên gạch trên mặt đất mô tả nội dung của Cựu Ước và báo trước sự cứu chuộc sắp xảy ra của nhân loại thông qua Chúa Giê-su. Đức Mẹ mặc một chiếc áo choàng màu xanh lam, màu độc quyền của hoàng gia vào thời Jan van Eyck, và chiếc ghế đẩu trống trước mặt tượng trưng cho ngai vàng của Chúa Giê-su. Điều đáng chú ý là giữa Đức Mẹ và chiếc ghế đẩu tượng trưng cho ngai vàng của Chúa Giê-su có một chiếc bình cắm đầy hoa loa kèn. Cảm giác như, những bông hoa loa kèn có sự kết nối giữa Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Giê-su.
Một nghệ nhân thời Phục hưng nổi tiếng người Ý khác là Leonardo da Vinci cũng có cách diễn giải riêng về tác phẩm “Thiên Thần báo hỷ” (hoàn thành năm 1472-1475). Bức tranh này được hoàn thành khi ông vẫn còn đang học việc theo học họa sĩ Andrea del Verrocchio, và có thể nói đây là một tác phẩm khá sớm. Leonardo đã chọn một khu vườn xung quanh làm nền: biểu tượng cho sự trong trắng của Mary. Trong bức tranh, Đức mẹ đồng trinh Mary ngồi trước một tòa nhà theo phong cách thời Phục hưng để thể hiện sự vĩnh cửu về sự kiện này.
Leonardo vẽ chân dung Đức Mẹ Mary với một vầng hào quang vàng trên đầu, trong khi Thiên Thần Gabriel xuất hiện bên cạnh và trao cho bà một bó hoa loa kèn. Loài hoa này, là biểu tượng của Florence, nơi sáng tác bức họa này. Bằng cách này, Leonardo đã có thể liên kết Florence với lời chúc phúc cho Đức Mẹ Maria.
Biểu tượng giữa hoa loa kèn và Đức Mẹ Đồng Trinh không chỉ dừng lại ở hội họa. Trong một bức tượng “Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội” (Virgin of the Immaculate Conception) bằng gốm ở Đức, Đức Mẹ Maria cầm một bó hoa loa kèn, trông giống như đang cầm một vương trượng của hoàng gia. Bà đắc thắng đứng trên một con rắn lớn, thể hiện vai trò là mẹ của Chúa Giê-su. Điều này ngụ ý rằng, Đức Mẹ Maria đã cứu vớt tội của trái đất (tượng trưng bởi một con rắn), có nghĩa là cả thế giới đã được cứu rỗi.
Mối liên hệ giữa Đức mẹ đồng trinh và hoa loa kèn rõ ràng đến nỗi trong một số tác phẩm, thậm chí Đức mẹ đồng trinh hoàn toàn không xuất hiện trong bức tranh để thể hiện chủ đề về Đức mẹ đồng trinh. Tác phẩm “Những bông hoa trong bình hóa quái đản” (Flowers in a Grotesque Vase) của Orsola Maddalena Caccia mô tả nhiều loài hoa khác nhau mà không có chân dung về người. Họa sĩ này là một nữ tu sĩ, người giỏi thể hiện các chủ đề Cơ Đốc giáo bằng ngôn ngữ hình ảnh. Tác phẩm của Caccia thể hiện niềm đam mê khắc họa đối tượng thực vật, tất nhiên bố cục bức tranh cũng ẩn chứa hàm ý tâm linh.
Ngoài chủ đề về “Thiên Thần báo hỷ”, hoa loa kèn thường được dùng để diễn tả những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Mẹ Maria và Chúa Giê-su. Đôi khi nó cũng xuất hiện trong chủ đề (Adoration of the Magi), không nhất thiết là Lễ Phục sinh hoặc các chủ đề mùa xuân khác. Sự kiện này nói về ba vị vua (hoặc các nhà thông thái) đến thăm Chúa Giê-su mới sinh. Chủ đề này được thể hiện qua những tấm thảm do Morris & Co, nhiều nhân vật xuất hiện trong một khu vườn tươi xanh, đây cũng là phong cách cổ điển của nhà thiết kế William Morris.
Chúng ta sẽ thấy một Thiên Thần xuất hiện giữa gia đình Thánh và 3 nhà thông thái, ngăn cách hai bên. Toàn bộ bức tranh đều ngập trong hoa loa kèn. Sự kiện này trong Kinh Thánh gọi là Lễ Hiển linh, được diễn ra vào ngày 1 tháng 6 hàng năm. Mặc dù hoa loa kèn không phải là loài hoa nở vào mùa đông, nhưng ý nghĩa biểu tượng của nó rất đáng để xuất hiện trong các tác phẩm này.
Ngoài ra, hoa loa kèn còn có vai trò truyền đạt Chúa Giê-su là đấng cứu thế, mặc dù những tác phẩm nghệ thuật như vậy tương đối hiếm so với những tác phẩm trước đây về Đức mẹ đồng trinh. Trong bức tranh "Christ as the Man of Sorrows" của Petrus Christus, Chúa Jesus, đi cùng với một Thiên Thần ở mỗi bên, đã khắc họa một hình ảnh ấn tượng. Trong các bức tranh thời Phục hưng phương Bắc thường có những bức tranh vẽ Chúa Giê-su bị đóng đinh để truyền tải rằng Chúa Giê-su bị đóng đinh vào thập giá nhưng đã sống lại, đây cũng là chủ đề trong Lễ Phục sinh.
Trong tranh chỉ có phần thân trên của Chúa Giê-su, và đôi mắt của ngài thu hút ánh nhìn của người xem, tạo thêm bầu không khí thân thương cho khung cảnh. Một thiên thần đang cầm một bông hoa loa kèn đại diện cho lòng từ bi, và thiên thần còn lại đang cầm thanh gươm của sự phán xét. Phương pháp thêm các thiên thần vào các bức tranh mô tả Chúa Giê-su truyền tải cho người xem sự cứu rỗi (lòng trắc ẩn) của Ngài đối với nhân loại, cũng là nhắc nhở mọi người rằng họ phải chịu trách nhiệm về lỗi của mình (sự phán xét).
Mặc dù hoa loa kèn thường xuất hiện trong các cảnh mô tả Kinh thánh như đã đề cập trước đó, nhưng chúng hiếm khi được sử dụng trong các cảnh Chúa Giêsu bị đóng đinh hoặc phục sinh. Ngược lại, mỗi cảnh này có một hệ thống biểu tượng riêng. Ngày nay, "Hoa loa kèn Lễ Phục sinh” (Easter lilies) thực sự phổ biến vào mùa xuân. Bạn có thể thấy nó trong hầu hết các đồ trang trí, và sẽ có hoa loa kèn trong mỗi bó hoa.
Tuy nhiên, các giống hoa loa kèn thường được dùng để chỉ Lễ Phục sinh còn nguồn gốc thực sự là ở Nhật Bản, thậm chí đến năm 1777 mới du nhập vào Vương quốc Anh, và đến Hoa Kỳ sau Thế chiến thứ nhất. hoa loa kèn Phục sinh như chúng ta biết ngày nay là khá hiếm hơn ở các tác phẩm trong quá khứ. Vì vậy, hoa loa kèn có thể nói là một nghiên cứu rất kinh điển: chúng có nguồn gốc xa xưa trong nghệ thuật và Thần thoại, nhưng chúng vẫn tiếp tục thể hiện các lễ kỷ niệm truyền thống theo những cách mới. Từ góc độ này, có thể coi hoa loa kèn là biểu tượng cho sự hy vọng và hồi sinh.
(Nguồn: Sưu tầm)
MỘT SỐ SẢN PHẨM KÍNH NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC HOA LOA KÈN CỦA COBA ARTGLASS TRONG ỨNG DỤNG NỘI THẤT:
Viết bình luận: